Cục y tế dự phòng khuyến cáo người dân phòng chống dịch mùa hè
Tin liên quan
Thời tiết mùa hè nóng ẩm là điều kiện cho các vi khuẩn, vi sinh vật phát triển mạnh. Nguy cơ bùng phát các dịch bệnh cúm, tiêu chảy, tay chân miệng, sốt xuất huyết, thuỷ đậu... là rất lớn.
Nguy cơ bùng phát dịch do đâu?
Theo Phó cục trưởng Cục y tế dự phòng Trương Đình Bắc thì nguy cơ bùng phát dịch trong mùa hè đến từ các thực phẩm mất an toàn vệ sinh, thiếu nước sạch nghiêm trọng ở một số địa phương do xâm nhập mặn,... làm tăng nguy cơ các bệnh đường tiêu hoá. Điều kiện thời tiết, khí hậu, nhiệt độ diễn biến bất thường, nóng ẩm mưa nhiều... Muỗi và véc-tơ truyền bệnh phát sinh và phát triển, gia tăng nguy cơ bệnh truyền nhiễm.
Sự giao lưu mạnh mẽ giữa các quốc gia, giữa các vùng trong nước cũng tăng nguy cơ bùng phát dịch trong mùa hè. Bên cạnh đó là nguy cơ từ việc tập trung đông người tại các khu vui chơi giải trí, du lịch hay việc sinh viên, học sinh từ các thành phố lớn về quê nghỉ hè.
Các bệnh dễ bùng phát thành dịch trong mùa hè bao gồm:
1. Bệnh cúm
2. Tiêu chảy
3. Tay chân miệng
4. Sốt xuất huyết
5. Lỵ trực trùng
6. Thuỷ đậu
7. Adenovirut
8. Lỵ amip
9. Rubella
10. Viêm não virut
Khuyến cáo chung để phòng bệnh mùa hè
Không để điều hoà quá thấp, không để quạt mạnh thổi thẳng vào người.
Thực hiện ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Uống đủ nước và tăng cường dinh dưỡng, tăng cường ăn hoa quả để đảm bảo đủ vitamin nhằm tăng cường sức đề kháng.
Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, đặc biệt trước khi chế biến đồ ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn, ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
Thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng, bọ gậy; Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp, vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
Đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ.
Khi có biểu hiện mắc bệnh truyền nhiễm cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Ngọc Minh
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất