Có 5 điều này, chữa bệnh 'đi lại khắp nơi trong khi ngủ' mới hiệu quả không xảy ra hậu quả đáng tiếc

Có 5 điều này, chữa bệnh 'đi lại khắp nơi trong khi ngủ' mới hiệu quả không xảy ra hậu quả đáng tiếc

Thu Hà 2017-09-16 06:45
- Chữa bệnh mộng du không đơn giản như người ta tưởng tượng. Có rất nhiều điều người bệnh cũng như gia đình cần lưu ý để điều trị bệnh được hiệu quả.

Đang là sinh viên năm thứ ba ngành Tài chính ngân hàng của một trường Đại học tại Hà Nội, Ngọc Lan cho biết em là niềm tự hào của cả gia đình. Vẻ bề ngoài hào nhoáng, luôn là sinh viên giỏi của khoa nhưng thực ra, khi đêm về, Lan mang trong mình một nỗi niềm khó nói.

Bạn cùng phòng tỏ ra ghê sợ khi thấy Lan bỗng dưng bật dậy giữa đêm, đi lang thang trong nhà. Có hôm, Ngọc Lan ôm chặt lấy bạn, lảm nhảm những câu gì đó rất khó hiểu.

Chuyện không dừng ở đó, có lần Lan đã có hành vi đụng chạm khu vực “nhạy cảm” với cô bạn cùng phòng.

“Nghe bạn kể lại, tôi thực sự choáng váng và cũng không nhớ gì cả. Có những đêm, tôi không dám ngủ vì sợ lặp lại hành vi đó. Tôi rất hoang mang, căng thẳng không biết phải làm sao?”, Dung đau khổ tâm sự.

Cố gắng thuyết phục người bệnh đến khoa tâm thần

Theo PGS.TS – Đại tá Cao Tiến Đức, Trưởng khoa Tâm thần và Tâm lý học, Bệnh viện Quân y 103, hoang mang không hiểu vì sao mình mắc bệnh mộng du là tâm lý dễ hiểu.

“Bởi triệu chứng bệnh chỉ xuất hiện vào ban đêm, khoảng 1 – 2 giờ sau khi ngủ, kéo dài trong vài giây cho đến 30 phút. Sau khi hết cơn, người bệnh lại ngủ bình thường và sáng hôm sau không hề biết chuyện gì đã xảy ra.

Người bệnh chỉ biết mình mắc bệnh thông qua lời kể của người khác hoặc khi xảy ra hậu quả nghiêm trọng như gãy tay chân, chấn thương sọ não do leo trèo. Nếu được giải thích, tư vấn cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa, người bệnh sẽ chấp nhận điều trị. Tuy nhiên, gia đình thường hoang mang, rất khó thuyết phục các em đến khoa tâm thần điều trị”, PGS.TS Tiến Đức lý giải.

PGS.TS Đức khuyên khi phát hiện trong gia đình có người bị bệnh mộng du, điều đầu tiên gia đình cần làm là nhẹ nhàng thuyết phục người bệnh rằng đây chỉ là một bệnh lý chủ yếu do rối loạn giấc ngủ, cần được đến khoa tâm thần để được khám và điều trị càng sớm càng tốt. Gia đình tránh cúng bái, hoặc chữa mẹo không hiệu quả mà còn gây nguy hiểm cho người bệnh.

Với người bệnh mộng du do rối loạn giấc ngủ, thời gian điều trị thường từ 6 – 9 tháng. Đối với người bệnh mộng du do động kinh, thời gian điều trị sẽ mất nhiều năm, kết hợp nhiều phương pháp mới đạt hiệu quả.

Ngủ đủ giấc

Khi phát hiện con em mình bị bệnh mộng du, cha mẹ thường hốt hoảng, có phản xạ đánh thức con. Tuy nhiên, theo PGS. Cao Tiến Đức, hành động này không làm cho người bệnh tỉnh mà nó còn gây sự phản ứng kích động như la hét, bỏ chạy, thậm chí tấn công lại người đánh thức. Sự kích động này luôn tiềm ẩn nguy cơ làm cho người bệnh và gia đình bị chấn thương.

“Cách xử lý tốt nhất khi người bệnh lên cơn mộng du là khéo léo giám sát họ, đưa họ trở lại giường ngủ để họ được ngủ đủ giấc”, PGS. Đức nhấn mạnh.

Những điều người bệnh mộng du NÊN LÀM để tránh gây họa cho bản thân

Khéo léo dụ người bệnh trở lại giường ngủ, thay vì hốt hoảng đánh thức. Ảnh minh họa. 

Một số yếu tố có thể dẫn tới tình trạng mộng du đó là bàng quang căng đầy nước tiểu, ngủ ở môi trường lạ, nơi ngủ ồn ào, có quá nhiều ánh sáng… Vì thế, để người bệnh được ngon giấc, gia đình nên bố trí phòng ngủ yên tĩnh. Khóa cửa cẩn thận khi ngủ, không có nhiều đồ đạc là lưu ý quan trọng giúp người bệnh tránh bị chấn thương trong quá trình mộng du.

Tránh căng thẳng thần kinh

PGS. TS Cao Tiến Đức cho biết thêm, tình trạng lo âu, mệt mỏi, ngủ không đủ giấc, ốm đau triền miên… là những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng mộng du.

Người lớn uống nhiều rượu càng có nguy cơ mắc bệnh này, có thể xảy ra những cơn động kinh cục bộ, bạo lực.

Tránh căng thẳng thần kinh, sử dụng bia rượu là một trong những khuyến cáo người bệnh mộng du cần tuân thủ để điều trị bệnh hiệu quả, tránh tái phát bệnh. Người bệnh cần được điều trị bằng giải thích hợp lý, thư giãn luyện tập và dùng thuốc an thần nhẹ”, PGS. Tiến Đức nhấn mạnh.

“Vệ sinh giấc ngủ” để phòng tái phát bệnh

Tỷ lệ gặp mộng du ở hai giới là tương đương nhau. Ở trẻ em là 10-30%, ở người lớn là 1-7%. Theo PGS.TS Cao Tiến Đức, bệnh này có thể phòng ngừa tái phát từ việc “vệ sinh giấc ngủ”.

Đó là đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc 8 tiếng mỗi ngày để trí não không bị mệt mỏi. Tránh dùng các thuốc kích thích như chè, cà phê, thuốc lá, rượu, tránh căng thẳng. Bên cạnh đó là chế độ làm việc, tập luyện hợp lý để sức khỏe thể chất và tinh thần luôn đảm bảo. Tất cả những điều đó sẽ giúp người bệnh điều trị hiệu quả và phòng tái phát bệnh “khó nói”.

Thu Hà

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


4 kiểu tóc mái THẦN THÁNH khắc phục trán hói, mặt dài

Đọc nhiều nhất