Chuyện đẫm nước mắt của những người mắc căn bệnh như 'án chung thân ở bệnh viện'

Chuyện đẫm nước mắt của những người mắc căn bệnh như 'án chung thân ở bệnh viện'

2017-05-31 10:11
- “Bị căn bệnh này như một án tử hình chung thân, suốt đời này không thể tách rời khỏi bệnh viện".

Khi nào chết mới được về quê hương

Họ cũng là những con người bằng da bằng thịt, họ cũng từng có sức khỏe… Nhưng số phận không may mắn đã khiến họ mắc phải căn bệnh suy thận. Căn bệnh mà nhiều bệnh nhân gọi đó là “án tù chung thân trong bệnh viện”.

Chỉ mới 27 tuổi nhưng Nguyễn Thị Oanh (sinh năm 1989, Mê Linh, Hà Nội) đã gắn bó với căn bệnh thận được 18 năm. Khi mới 9 tuổi, Oanh bị mắc phải bệnh viêm cầu thận. Đến năm 17 tuổi, Oanh phải cắt ruột thừa. Sau lần phẫu thuật đó, Oanh bị suy thận và bắt đầu phải gắn cuộc đời mình với chiếc máy lọc thận.

Câu chuyện đầy nước mắt của những bệnh nhân bị “kết án tù chung thân” với bệnh viện

Oanh xác định cuộc sống chỉ khi chết mới được về quê hương.

“Năm 9 tuổi, tôi bị ốm có thể do uống thuốc kháng sinh nên ảnh hưởng tới thận. Thời điểm đó, da tôi vàng và mí mắt sưng. Mẹ tôi có đi chạy chữa thuốc Nam, thuốc lá. Sau 1 đêm, người tôi sưng, phù nề, chân tay mệt lả. Gia đình đưa tôi tới bệnh viện 198 cấp cứu. Sau đó, tôi được chuyển tới bệnh viện Nhi để điều trị bệnh viêm cầu thận”, Oanh cho biết.

Oanh chia sẻ, trong thời gian còn đi học, do sức khỏe không cho phép nên Oanh hầu như không thể tham gia được các hoạt động với bạn bè. Khi đó nhiều bạn không hiểu còn kỳ thị không chơi với Oanh vì sợ lây bệnh.

Vì sức khỏe không cho phép cho nên Oanh chỉ học hết lớp 10 rồi nghỉ học. “Lúc đó, tôi cũng có ước mơ học thật giỏi để sau giúp đỡ cho bố mẹ. Thời gian đi viện nhiều hơn đi học, tôi luôn sợ không thể theo kịp các bạn…”, Oanh nói.

Năm 17 tuổi, cuộc đời Oanh bắt đầu phải gắn liền với bệnh viện. Hồi năm 2007, Oanh còn phát hiện ra bị plus ban đỏ cho nên sức đề kháng rất yếu. “Tôi chỉ cần đi ngang qua bệnh nhân bị ốm, khi về nhà có thể bị nhiễm bệnh ngay. Mỗi khi trở trời lại ho, viêm họng, đau nhức... rất khó chịu”.

Nhiều năm chạy thận, Oanh thấy sức khỏe của mình suy yếu theo từng ngày, trí nhớ sụt giảm nhiều. “Khi ngủ, ban đêm tôi cảm thấy như có kiến bò trong xương, mắt mờ đi trông thấy, dạ dày bị ảnh hưởng do uống nhiều thuốc…”, Oanh nói

Không kìm được cảm xúc, Oanh vừa chia sẻ vừa khóc và phàn nàn: “Bị căn bệnh này như một án tử hình chung thân suốt đời này không thể tách rời khỏi bệnh viện. Đã mắc căn bệnh này khi nào chết mới được về quê hương. Một tuần cứ 3 lần vào viện chạy thận đều như vắt chanh nên muốn đi đâu, bận gì thì giờ đó cũng phải vào bệnh viện. Nếu không được lọc thận, cơ thể sẽ bị tích nước. Nước tràn vào phổi có thể gây tử vong”.

 Ngày giỗ mẹ không thể về thắp cho mẹ nén nhang

Đã phải chạy thận hơn 10 năm nay, bác Dương Thị Hoài, 62 tuổi, quê ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định chia sẻ, đã phải chạy thận thì xác định cuộc đời này bệnh viện là nhà. Ngày Tết, ngày lễ muốn về cũng không về được.Tháng 4 vừa rồi là ngày giỗ của mẹ nhưng bác Dương cũng không về được.

“Khi các em gọi điện báo ngày giỗ mẹ. Tôi chỉ biết bảo các em thắp giúp cho nén nhang. Cúp máy xong tôi ngồi khóc không ngớt. Thương mẹ, nhớ mẹ lắm mà không thể về thắp cho mẹ nén nhang”, bác Hoài xúc động nói.

Câu chuyện đầy nước mắt của những bệnh nhân bị “kết án tù chung thân” với bệnh viện

Bác Hoài đang gấp đồ để chuẩn bị đi chạy thận vào buổi chiều.

Theo bác Hoài, mắc phải căn bệnh này tốn tiền và sức khỏe suy giảm nghiêm trọng. Bây giờ có tuổi rồi nên không thể đi lại nhiều được. Bác Hoài chấp nhận số phận và sống được ngày nào hay ngày đó. Vì giờ đây ngoài lo chạy thận, bác Hoài có thêm một nỗi lo khác là chăm sóc chồng đang mắc bệnh ung thư dạ dày.

Ở xóm chạy thận, mỗi phận đời là một hoàn cảnh, họ sống vất vả trong những căn nhà chật hẹp. Người có sức khỏe thì phải cố gắng kiếm tiền nuôi bản thân và giúp thêm gia đình. Nhưng điểm chung là ai cũng  ốm đau, sẽ không có sức khỏe để kiếm tiền.

Bác Hoàng Thị Tư (57 ở Ba Vì, Hà Nội) đã có 9 năm chạy thận, cuộc sống phụ thuộc vào lương 2,5 triệu mỗi tháng của chồng. Căn bệnh đã lấy đi 80% sức khỏe cho nên bác Tư chỉ làm được công việc nhẹ nhàng. Bác Tư tâm sự: “Đã mắc phải căn bệnh này rồi thì hao tiền tốn của, đời này kiếp này phải sống chung với nó. Nếu không được chạy thận đồng nghĩa với cái chết, vì vậy đã nhiều năm nay tôi chưa từng được ăn Tết ở nhà”.

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


6 son môi hot nhất thu đông năm nay nàng nào cũng nên ‘rinh’ ngay

Đọc nhiều nhất