Chứng đau mà dân văn phòng nào cũng phải đối mặt, không điều trị khiến bạn hối hận
Tin liên quan
Đau xương cụt là một cơn đau phát triển từ nhẹ tới nặng xảy ra ở phần dưới cùng của cột sống. Bạn có thể bị khi làm các hoạt động bình thường như đi bộ, ngồi xuống hoặc trong khi ngả người ra sau.
Cơn đau giảm trong khoảng vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên, có những trường hợp cơn đau kéo dài trong thời gian dài hơn và điều này có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của bạn.
Triệu chứng đau xương cụt
- Đau ở trên mông
- Khó khăn khi ngồi xuống và ngả người ra sau
- Đau nhói khi đi tiểu và đại tiện
- Đau nhói và khó chịu khi quan hệ tình dục
Nguyên nhân gây đau xương cụt
1. Chấn thương
Một trong những nguyên nhân chính gây đau xương cụt là do ngã. Ngã có thể khiến dây chằng bị ảnh hưởng. Ngã mạnh có thể gây ra vết bầm tím hoặc gãy xương.
Tương tự như vậy, các hoạt động như đạp xe, cưỡi ngựa hoặc làm bất cứ điều gì liên quan đến vùng hông có thể làm tăng mức độ chấn thương, làm tình trạng tồi tệ hơn. Ngồi trên một bề mặt cứng trong một thời gian dài (xe hơi hoặc bay) cũng có thể khiến bạn bị đau xương cụt.
2. Sinh con
Các biến chứng trong quá trình sinh nở có thể gây đau xương cụt. Thông thường, sinh con dẫn đến rách dây chằng hoặc bầm tím xương, nhưng cũng có trường hợp nặng hơn dẫn đến gãy xương cụt.
3. Đau thần kinh
Phần trên của xương cụt có một loạt các dây thần kinh được gọi là gangpar impar. Bất kỳ loại kích thích nào gây ra do gắng hoạt động quá mức đều có thể gây đau xương cụt.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân hiếm gặp gây đau xương cụtg. Một khối u ác tính lan đến xương cụt, và bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào ở xương cụt cũng là nguyên nhân gây đau xương cụt.
4. Béo phì
Thừa cân làm giảm chuyển động xương chậu và chuyển động của xương cụt. Điều này tạo áp lực liên tục lên xương cụt và gây đau.
Khi nào đi khám bác sĩ?
Bạn không bị tử vong do đau xương cụt. Tuy nhiên, đau xương cụt có thể ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày của bạn và tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu như bạn bị:
- Bầm tím
- Thay đổi chuyển động hoặc phối hợp
- Ngứa ran ở những khu vực xung quanh
- Mất cảm giác
Bạn phải đi khám nếu
- Giảm đau nhưng lại bị đau lại
- Đau xương cụt một hoặc hai tuần
- Đau xượng cụt và mắcvới các triệu chứng không giải thích được khác,
- Bạn bị sốt
- Một khối u phát triển trên xương sống
- Đau liên tục ngay cả sau khi có các biện pháp phòng thủ.
Chẩn đoán đau xương cụt
Để hiểu rõ tình trạng, bác sĩ sẽ thực hiện nhiều bài kiểm tra.
1. Khám sức khỏe
Trong thời gian này, bác sĩ sẽ kiểm tra xương cụt của bạn xem có bị sưng, bầm tím, phát ban hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng (đỏ, ấm hoặc chảy mủ). Để kiểm tra xem có bất kỳ sự đau đớn cục bộ nào (dấu hiệu gãy xương tiềm năng), bác sĩ sẽ nhấn vào xương cụt.
Ngoài ra, một bài kiểm tra trực tràng và khám phụ khoa cũng sẽ được thực hiện.
2. Hình ảnh
Để đánh giá mức độ chấn thương xương cụt, bạn sẽ phải chụp x-quang ở tư thế đứng và ngồi. Trật khớp, vấn đề căn chỉnh hoặc gãy xương cụt sẽ được tìm ra.
3. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu giúp kiểm tra các điều kiện tự miễn hoặc nhiễm trùng.
Điều trị đau xương cụt
Các biện pháp thường được thực hiện để kiểm soát các triệu chứng của tình trạng này bao gồm:
- Vật lý trị liệu
- Phẫu thuật
- Thuốc giảm đau theo toa
- Nắn, bóp
- Tiêm thuốc
- Điều trị y tế cơ bản
- Tâm lý trị liệu
Kiểm soát đau xương cụt
Có một vài phương pháp giúp giảm đau xương cụt như:
- Lùi về phía trước trong khi ngồi xuống,
- Thực hiện quy tắc nóng – lạnh
- Massage nhẹ nhàng khu vực bị đau
- Kéo dãn nhẹ nhàng và tập thể dục
- Ngồi trên một cái gối hình bánh rán hoặc đệm nêm
- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin, ibuprofen,…
- Thay đổi chế độ ăn uống để tránh táo bón và điều hòa nhu động ruột
- Tránh ngồi lâu
- Ngâm mình trong bồn tắm có pha muối Epsom
Ngọc Huyền – Theo Boldsky
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất