Chỉ vì nguyên nhân này, nhiều ca mắc sởi ở Hà Nội mà bố mẹ cũng không ngờ đến

Chỉ vì nguyên nhân này, nhiều ca mắc sởi ở Hà Nội mà bố mẹ cũng không ngờ đến

2017-11-03 15:59
- PGS. TS Trần Như Dương, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương cho hay, trong số các ca bệnh mắc sởi ở trẻ em thì có một nửa chưa được tiêm phòng.

Số ca mắc sởi tập trung ở Hà Nội

Tại Hội nghị triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân khu vực phía Bắc năm 2017-2018, các chuyên gia nhận định 43% bệnh nhi mắc sởi hiện nay chưa được tiêm chủng.

Tính tới thời điểm hiện tại có 99 bệnh nhi mắc bệnh sởi, số ca bệnh nhi mắc chủ yếu tại Hà Nội với 45 trường hợp, 1 ca tử vong; Hải Dương 17 trường hợp; Nghệ an 8 trường hợp... Số ca mắc đều nằm rải rác, chưa hình thành ổ dịch.

Bệnh nhi mắc sởi gần một nửa chưa được tiêm phòng

Trẻ nhỏ tuổi mắc bệnh sởi hoặc trẻ mắc sởi trên nền một bệnh lý khác rất nguy hiểm.

PGS. TS Trần Như Dương, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương cho hay, trong số các ca bệnh thì có một nửa chưa được tiêm phòng.

Theo PGS.TS Trần Như Dương, đối tượng dễ mắc là trẻ dưới 9 tháng tuổi, chưa đủ tháng để tiêm chủng phòng bệnh sởi. Bệnh sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh trong cộng đồng. Trẻ nhỏ tuổi mắc bệnh sởi hoặc trẻ mắc sởi trên nền một bệnh lý khác rất nguy hiểm.

Cũng theo ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Tp. Hà Nội, trong tổng số 45 ca mắc sởi nằm nằm rải rác ở 40 xã, phường của 21 quận, huyện, xu hướng bệnh sởi đang tăng nhanh trong các tuần gần đây, với trung bình 4-5 bệnh nhân mắc mới/tuần.

Việc phòng bệnh sởi tiêm chủng là phương pháp phòng bệnh tốt nhất. Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát đối tượng (dưới 5 tuổi) tiêm chủng trên toàn thành phố. Tổ chức tiêm chủng bổ sung hàng tuần thay vì 2 lần/tuần cho trẻ bị tiêm muộn, chậm lịch tiêm so với lịch tiêm chủng mở rộng. Tiêm phòng sởi có thể phóng tránh được gần như 100% nguy cơ mắc bệnh.

PGS.TS Trần Như Dương khuyến cáo, các địa phương có bệnh nhân mắc sởi cần phòng chống, tránh lây lan thành ổ dịch. Đặc biệt lưu ý tuyên truyền đến các cơ sở giáo dục mầm non trên các địa bàn.

Bộ y tế khuyến cáo phòng bệnh Đông Xuân như sau:

Bệnh sởi và Rubella

- Đưa trẻ từ 9-12 tháng đến cơ sở y tế để được tiêm vắc xin phòng sởi mũi 1 và tiêm nhắc lại mũi 2 khi trẻ trên 18 tháng tuổi, tiêm vắc xin sởi-Rubella cho trẻ từ 1-14 tuổi.

- Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày

- Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, kính, cốc, chén, bát, đũa..), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng. 

- Lau sàn nhà, nắm đấm cửa, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề mặt của đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường từ 1 – 2 lần/ngày.

- Khử trùng và vệ sinh thông khí: Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để ánh nắng chiếu vào và đảm bảo thông khí thoáng cho nhà ở, phòng học, nơi làm việc, phòng điều trị hàng ngày.

- Hạn chế tập trung đông người, hội họp, đặc biệt tại những phòng chật hẹp, ít thông khí ở khu vực ổ dịch.

- Hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi mắc bệnh, khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân. Phụ nữ có thai tuyệt đối không tiếp xúc với người mắc bệnh rubella. 

- Thông báo cho cơ sở y tế khi có biểu hiện mắc bệnh để được khám, điều trị và hướng dẫn cách ly y tế kịp thời.

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Bị réo tên trong drama Jack, K-ICM viết tâm thư, tuyên bố không muốn quay về 'thời kỳ đen tối'

Đọc nhiều nhất