Cha mẹ mù quáng nghe theo theo những lời chia sẻ trên mạng khiến con bị biến chứng nặng
Tin liên quan
Nghe bác sĩ mạng, con nguy kịch
Mới đây, bé D.A (17 tháng, Hà Nam) bỗng nhiên lên cơn sốt kèm theo nổi các nốt đỏ li ti trên mặt. Nhiệt độ cơ thể tăng cao, sau đó bé có biểu hiện li bì. Còn nốt ban thì lan từ mặt xuống ngực, cánh tay và hai bàn chân.
Bốn ngày sau, bé nhập viện Nhi Trung ương. Sau khi khám, cháu được các bác sĩ kết luận mắc sởi.
Khi được hỏi nguyên nhân, người nhà cháu mới tiết lộ “do bố mẹ đọc trên mạng xã hội, sợ con bị biến chứng nên không cho tiêm phòng”.
Điều đáng nói là, bố mẹ cháu khăng khăng tin mạng xã hội, cương quyết không cho tiêm tiêm vắc – xin đến nỗi “bảo thế nào cũng không được”.
Nhiều trẻ mắc sởi "oan" do bố mẹ cương quyết không cho đi tiêm phòng vắc - xin. Ảnh minh họa.
Theo đánh giá của TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền Nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, không hiếm trường hợp trẻ nhập viện do biến chứng nặng sau khi mắc bệnh sởi.
Điển hình là một bé trai 20 tháng tuổi nhưng chưa được gia đình cho tiêm phòng sởi. Bé nhập viện trong tình trạng sốt cao, khó thở, bạch cầu tăng, phim chụp X - quang có nhiều nốt mờ rải rác hai phổi. Bé được chẩn đoán viêm phổi, suy hô hấp. Đây là một trong những biến chứng cực nguy hiểm, gây tử vong cao ở trẻ mắc sởi.
Rất may mắn sau 3 tuần điều trị tích cực, bé đã qua cơn nguy kịch.
Người lớn cũng chớ chủ quan với “bệnh trẻ em”
Thời tiết chuyển mùa xuân - hè là giai đoạn trẻ mắc sởi có xu hướng gia tăng. Theo thống kê của khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương, hầu hết các trường hợp trẻ được chẩn đoán mắc sởi điều trị tại khoa đều chưa tiêm phòng.
Điều đáng trách là trong số này, có cả nhiều trường hợp mắc bệnh do cha mẹ nhất định không cho con tiêm vắc xin.
ư
Cho tới nay, tiêm vắc - xin vẫn là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh sởi và nhiều bệnh truyền nhiễm khác. Ảnh minh họa.
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tại Việt Nam, bệnh sởi bắt đầu tăng từ tháng 10/2018, đến đầu tháng 3 ghi nhận 18.078 ca sốt phát ban nghi mắc sởi.
Trong đó, có 2924 ca dương tính với sởi mắc tại các tỉnh thành và chưa có dấu hiệu giảm. Nguyên nhân chủ yếu do người dân không đi tiêm vắc xin cùng với chu kỳ bùng phát bệnh sởi thường xảy ra sau 4 – 5 năm.
Sởi đã có rải rác 43/63 tỉnh, thành phố, chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi nhưng cũng ghi nhận nhiều trường hợp mắc sởi ở người lớn.
Điều đáng nói là trong số các trường hợp mắc sởi có đến 98,7% có tiền sử chưa tiêm vắc xin sởi hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin sởi.
Lao theo trào lưu “anti vắc-xin”, cha mẹ đang đẩy con đến gần hơn với “tử thần”.
Bộ Y tế khuyến cáo:
- Đưa con từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi.
- Trẻ có dấu hiệu bất thường cần được đưa đi khám đầy đủ tại các cơ sở y tế, tránh tự ý điều trị tại nhà.
- Người lớn chưa tiêm vắc xin sởi cần chủ động đi tiêm vắc xin sởi (vắc xin sởi, MR, MMR) tại các cơ sở y tế để tránh bị mắc sởi.
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất