Bỏ bữa sáng không tốt cho sức khỏe nhưng bỏ bữa trưa còn nguy hại khôn lường hơn thế
Tin liên quan
Những tác hại khôn lường khi bạn bỏ bữa ăn trưa
Ảnh hưởng não bộ
Tuy trọng lượng của tổ chức bộ não chỉ chiếm 2 - 3% thể trọng con người nhưng lưu lượng máu ở não bình quân mỗi phút là 800ml, lượng oxi tiêu hao khoảng 45ml/phút, lượng đường tiêu hao khoảng 5gr/giờ. Đặc biệt đối với đối tượng thanh thiếu niên, tổ chức não đang ở thời kỳ phát dục cho nên nhu cầu máu, oxi và đường cần thiết cao hơn người trưởng thành.
Khi bạn không ăn trưa hoặc ăn rất qua loa, thiếu khoa học thì cơ thể không được cung cấp dưỡng chất đầy đủ, nhất là đường huyết sẽ hạ thấp làm cho hoạt động ý thức não bộ gặp trở ngại. Thói quen này lâu ngày chắc chắn ảnh hưởng đến trọng lượng và sự phát triển não bộ.
Tăng nguy cơ xơ cứng động mạch và dễ béo phì
Nhiều người từ trẻ đến già đều thường có nỗi sợ về cân nặng, nhất là phái đẹp thì vấn đề béo phì thật sự là nỗi khổ lớn. Tuy nhiên, nếu vì tư tưởng sợ mập mà bỏ cả bữa ăn trưa là vô cùng thiếu khoa học. Nhu cầu về nhiệt lượng của cơ thể người luôn có tiêu chuẩn nhất định. Vì vậy, nếu bạn nghĩ rằng bỏ bữa trưa sẽ giảm được hấp thu thức ăn và dinh dưỡng để giữ dáng là một sai lầm, bởi vì thói quen này chỉ khiến bạn cảm thấy đói hơn và có xu hướng ăn uống vô tội vạ vào bữa tối.
Không những vậy, thông thường sau khi ăn tối thì con người rất ít vận động, từ đó càng tăng khiến cho mỡ thừa dễ tích tụ và gây tăng cân ngoài kiểm soát. Ngoài ra, thường xuyên không ăn trưa còn khiến cho cholesterol và lipoproteins tích tụ ở thành trong mạch máu, tăng nguy cơ xơ cứng động mạch.
Tác hại lớn cho hệ tiêu hóa
Trong tình huống bình thường, thức ăn dung nạp vào tối hôm trước sẽ trải qua khoảng 6 tiếng để tiêu hóa từ dạ dày và đưa xuống đường ruột. Nếu ngày hôm sau không ăn sáng và trưa đầy đủ, axit dạ dày cùng với các enzyme tiêu hóa khác sẽ không có thức ăn để “làm việc”, chúng sẽ chuyển sang “tiêu hóa” luôn các tầng niêm mạc bên trong dạ dày.
Lâu ngày, chức năng khỏe mạnh của các dịch nhầy tiết ra từ tế bào sẽ bị phá hủy, gây ra gánh nặng lớn cho hệ tiêu hóa, con người rất dễ mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, đường ruột.
Tùy người mà ăn trưa sao cho khỏe mạnh nhất
Nhóm học sinh, sinh viên: Ăn uống đa dạng và dinh dưỡng phong phú
Lứa tuổi thanh thiếu niên rất cần tập thói quen tốt cho việc ăn đủ các loại ngũ cốc thô, nhóm thực phẩm chính này là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Ngoài ra, khi ăn nhiều loại thức ăn khác nhau sẽ giúp tăng cảm giác thèm ăn, rất có lợi cho việc bổ sung vitamin nhóm B và chất xơ thực vật.
Bữa trưa của nhóm người này không thể thiếu thịt nạc, cá, trứng, sản phẩm từ đậu. Đây là nguồn cung cấp protein phong phú, nâng cao Choline hoặc Lecithin, đáp ứng đủ cho nhu cầu sinh trưởng phát dục của cơ thể lẫn trí lực.
Nhóm người lớn tuổi: Ăn nhiều thực phẩm dễ tiêu hóa
Người già nên đảm bảo việc dung nạp thực phẩm giàu protein như sữa, đậu, thịt gia cầm, tôm, cá v.v… Tuy nhiên do chức năng dạ dày, đường ruột đã suy thoái nên mỗi lần không nên ăn quá nhiều, tốt nhất là chia ra nhiều bữa kết hợp với các nguyên liệu hỗ trợ tiêu hóa khác nhau trong khẩu phần ăn.
Chức năng nhai nuốt của người lớn tuổi cũng không còn tốt nên bữa ăn trưa cần chế biến chu đáo hơn, nấu chín mềm, thái lát nhỏ và không nên ăn thức ăn thừa để lâu.
Nhóm giảm cân: Chú trọng nguyên tắc “3 ít 1 nhiều”
Ít dầu mỡ, ít muối, ít đường và nhiều chất xơ là khẩu phần ăn có lợi cho người đang muốn kiểm soát thể trọng. Ngoài ra, về nguyên liệu ăn uống nên ưu tiên cho cá, tôm, gà, vịt, sau đó mới đến thịt heo, bò, dê để giảm lượng lipit dung nạp vào cơ thể.
Ngoài các loại rau lá xanh cũng nên bổ sung xen kẽ các loại rau củ có màu đỏ, như cà chua, cà rốt vì chúng rất giàu carotene và Lycopene , có thể nâng cao khả năng kháng oxi hóa cho cơ thể.
Nhóm ăn bên ngoài: Bổ sung trái cây, các loại hạt sau bữa ăn trưa
Đối với người không có điều kiện chế biến bữa ăn trưa thì nên chú ý chọn hàng quán uy tín, hợp vệ sinh, kế đến là chủ động phối hợp nhiều món ăn đa dạng khác nhau. Ngoài ra, sau bữa ăn trưa, bạn nên bổ sung thêm trái cây, một nắm nhỏ các loại hạt nhưng chú ý không vừa ăn vừa làm việc vì sẽ tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Nhóm người đem cơm theo cho bữa trưa: Chú ý phối hợp và bảo quản thức ăn
Nếu bạn mang theo cơm để dành cho bữa trưa thì tốt nhất chúng nên được chuẩn bị vào sáng sớm trong ngày hôm đó. Nếu thật sự không có thời gian thì thức ăn nấu từ tối hôm trước phải bao bọc và giữ lạnh đúng cách, nếu điều kiện cho phép thì khi tới chỗ làm hãy cho ngay vào tủ lạnh ở cơ quan, trước khi ăn có thể hâm nóng lại.
Thiện Duyên - Nguồn: womenhealth, ifeng
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất