Từ những biểu hiện trên bàn ăn có thể nhìn ra được phần nào phẩm chất của một người
Tin liên quan
1. Câu chuyện liên quan đến ăn uống
Câu chuyện thứ nhất
Một cậu học sinh xuất sắc tên Thanh Hải đã ứng tuyển vào một trong những công ty công nghệ hàng đầu đất nước. Bởi cậu đã ghi điểm rất cao trong các bài kiểm tra nên công ty đã mời cậu tham dự một bữa cơm để nói chuyện với người quản lý cấp cao.
Trong lúc dự tiệc, cậu tự cảm thấy lời nói, hành vi của mình khá lịch thiệp thế nhưng khi về nhà cậu nhận được cú điện thoại thông báo cậu đã trượt. Thanh Hải tức giận vô cùng, cảm thấy chắc chắn là có gian trá.
Cuối cùng, bộ phận ứng tuyển nói cho Thanh Hải biết cậu đích thực là người có năng lực vượt trội nhưng lại bị loại trong vòng ứng tuyển cuối cùng này. Nguyên nhân là trong bữa ăn, cậu chưa từng thể hiện sự cám ơn với bất cứ một nhân viên phục vụ nào.
Câu chuyện thứ hai
Trước đêm giao thừa, ba mẹ Mai lên thành phố cùng cô đón Tết. Bạn trai của Mai nhanh chóng đặt trước một nhà hàng quen và cố gắng biểu hiện thật tốt trong bữa ăn. Nhưng khi về đến nhà, ba mẹ của Mai đã lên tiếng: “Người bạn trai này của con theo ba mẹ thấy thì không đủ tiêu chuẩn!”
Thứ nhất: Khi anh đặt nhà hàng đã không hỏi ý kiến của Mai, không hỏi về khẩu vị ăn uống của hai người già.
Thứ hai: Hôm ấy là giao thừa, khách đông nên nhà hàng phục vụ đồ ăn chậm. Anh ta nhiều lần hối thúc nhân viên phục vụ, thái độ rất không thân thiện, động chút là phàn nàn, gọi quản lý.
Thứ ba: Trong bữa ăn, anh ta vừa ăn vừa nghe điện thoại suốt mười mấy phút khiến ba mẹ của Mai ngồi đối diện anh phải ăn một cách ngượng ngùng. Đáng lẽ anh ta có thể rời khỏi bàn ăn nếu muốn nói chuyện hoặc gọi lại cho người ấy sau bữa ăn.
Nghe xong lời tâm sự của ba mẹ, Mai cũng vì vậy mà do dự.
2. Vậy cần phải làm gì?
Lễ nghi trên bàn ăn không thể không biết
Thái độ của người đàn ông đối với nhân viên phục vụ tại nhà hàng đó có thể phản ánh thái độ đối xử sau này của anh ta với vợ mình.
Dù là trong bữa cơm bàn công việc hay bữa cơm riêng tư, việc bạn đối với nhân viên phục vụ ra sao không chỉ phản ánh phép lịch sự và gia giáo của bạn mà còn thể hiện cho cảm xúc trí tuệ.
Có thể bạn cho rằng nói lời “cảm ơn” với nhân viên phục vụ là hành động rất nhỏ, không ai chú ý. Trên thực tế, biết ơn và ngợi khen người khen là món quà mà ai cùng muốn được nhận. Hơn nữa, một người có thái độ chân thành và thân thiện với nhân viên phục vụ cũng có nghĩa người ấy biết tôn trọng người khác. Khi bạn chờ đợi nhẫn nại mà không phàn nàn thể hiện bạn là người kiên nhẫn, không nóng vội. Bạn thấy không, một hành động nhỏ cũng nói lên rất nhiều điều về bạn.
Nghĩ đến cảm nhận của người khác
Khi đặt nhà hàng thì trước hết nên suy nghĩ xem: nhà hàng đó có thuận tiện cho mọi người không, các món ăn có hợp khẩu vị mọi người không… từ đó mà sắp xếp chỗ ngồi một cách thoải mái nhất cho từng người.
Một chuyên gia lễ nghi từng nói rằng mẹ của bà từng dạy bà trước khi khách ăn xong thì không nên bỏ đũa xuống vì một khi chủ nhân dừng đũa, khách cũng rất ngại ăn tiếp. Sự ân cần và chú đáo nằm ở trong mỗi chi tiết nhỏ bé nhất.
Bất kể là tại nơi làm việc hay việc kết giao bạn bè thì phần lễ tiết đều rất quan trọng! Văn hóa phương Đông luôn luôn coi trọng lễ nghi ăn uống, đặc biệt là việc ứng xử ra sao của từng người trên bàn ăn. Điều đó cũng là thể hiện nét văn hoá của mỗi con người. Hãy chia sẻ bài viết, để cùng nhau nâng cao tố chất của mình và mọi người nhé!
Theo Tansinh.net
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất