Làm người, muốn được nhiều hơn mất, học kiềm chế 3 loại: Kiềm chế tranh giành, kiềm hãm so đo, kiềm lại tức giận
Tin liên quan
Chúng ta hạnh phúc không phải vì chúng ta có được nhiều thứ, mà là bởi chúng ta chịu buông bỏ bớt những toan tính. Cuộc sống sẽ rất mệt mỏi nếu như cái gì cũng phải rạch ròi đúng sai, tính toán thiệt hơn. Yêu bản thân chính là khi ta biết bình thản trước những được mất hơn thua trong đời.
KHÔNG TRANH GIÀNH
Con người cần phải rèn cho bản thân một trí tuệ "mềm". Có lúc, đau khổ và phiền não đều xuất phát từ việc chúng ta luôn mải mê tranh chấp một cách mù quáng.
Nhà tâm lý học Dale Carnegie có một học viên tên O’Hare từng làm nhân viên bán hàng cho một hãng xe tải. Khi ấy, công việc của anh O’Hare thường không suôn sẻ. Mỗi khi có khách hàng đến phàn nàn về chất lượng xe, thay vì tìm cách xử lý vấn đề, O’ Hare lại sẵn sàng cãi nhau tay đôi với khách. Hơn nữa, anh còn phải cãi đến khi giành được phần thắng mới thôi. Chỉ có vậy, anh mới được hả giận: " Tôi phải dạy cho những người đó một bài học ."
Nhưng rốt cuộc thì anh cũng chẳng bán được bất cứ chiếc xe nào. Với tư cách là một nhân viên, anh đã không phục vụ khách hàng chu đáo. Hơn nữa, anh còn đuổi khách hàng đi mất chỉ để thỏa mãn cái tôi của mình. Carnegie đã kết luận rằng: " Trong nhiều trường hợp, tranh cãi không những không giải quyết được gì, mà còn đổ thêm dầu vào lửa, khiến cho tình hình trở nên tồi tệ hơn."
Khi còn trẻ, chúng ta hay để tâm đến ánh mắt của người khác. Mỗi khi bị dị nghị hay bị phủ nhận, ta liền thấy ấm ức và lên tiếng bảo vệ mình. Sau khi đã trải qua nhiều chuyện, chúng ta mới hiểu tranh cãi là một việc làm tốn công vô ích, làm lãng phí thời gian, thậm chí ảnh hưởng đến tâm trạng của mình.
Khi họa sỹ Trương Đại Thiên mở triển lãm tranh ở Anh, ông đã tự tay vẽ một tranh thủy mặc hoa mẫu đơn ngay tại triển lãm. Khi vẽ xong, ông ngậm nước trong miệng rồi phun lên bức tranh. Nhờ vậy, bông hoa mẫu đơn sống động muôn phần, khiến các quan khách phải trầm trồ thán phục.
Bỗng có một người buông lời mỉa mai: " Đây mà cũng được coi là nghệ thuật ư? Hóa ra các họa sỹ Trung Quốc dùng nước trà để vẽ tranh, thật là nực cười!"
Trương Đại Thiên nghe vậy thì cũng chỉ mỉm cười cho qua, cũng chẳng đoái hoài đến người đó. Sau đó, có người hỏi: " Đây rõ ràng là một thủ pháp vẽ tranh thủy mặc của người Trung Quốc. Cớ sao ông không đáp trả lại người đó ?"
Benjamin Franklin từng nói: " Tranh cãi và trách móc chỉ đem đến thắng lợi nhất thời. Nhưng bạn vĩnh viễn không thể dựa vào nó để có được sự tôn trọng của đối phương."
Nhiều lúc, bạn càng tranh giành, bạn càng làm cho người ta thấy bạn là người hạn hẹp. Sao ta không lùi một bước để tiến ba bước, để ta có thêm thời gian làm tốt việc của mình. Không tranh giành chính là cảnh giới cao nhất của đời người..
KHÔNG SO ĐO
Sự so đo giữa người với người giống như chiếc hộp Pandora huyền bí. Một khi đã mở ra, ta sẽ không bao giờ nhìn thấy đáy.
Bạn tôi mới tốt nghiệp được hai năm. Cô đặt ra mục tiêu sẽ mua nhà mua xe trong hai năm tới và kết hôn sinh con trong ba năm tiếp theo. Mấy năm sau, cô bắt đầu sốt sắng khi thấy bạn bè lần lượt lập gia đình. Cô cảm thấy mình là kẻ thất bại và thua kém hơn người khác. Cho dù công việc của cô không tệ, cô vẫn hay buồn bã vì điều này.
Trong cuộc sống, luôn có những người làm tốt hơn và có được nhiều thứ hơn bạn. Bạn đứng núi này trông núi nọ, đem bản thân mình ra so sánh với người khác, sẽ chỉ càng làm bạn kém xa với người đời.
Nhà văn Stendhal chỉ dùng 52 ngày để viết ra cuốn tiểu thuyết kinh điển Tu viện thành Parma (400 nghìn chữ). Tốc độ sáng tác đáng kinh ngạc của ông được ví như là một kỳ tích của văn đàn thế giới.
Khi nhà văn Balzac đọc đến chương viết về Waterloo, ông đã phải ganh tỵ mà thốt lên rằng: " Người ta viết sao mà tài tình, chân thực đến thế. Tôi đây đọc vừa vui, vừa đau khổ, vừa si mê mà cũng vừa tuyệt vọng."
Balzac không ngớt lời khen ngợi cuốn tiểu thuyết này. Đối với sự ưu tú của Stendhal, Balzac tuy có chút ganh tỵ nhưng cũng không hề đem mình ra so sánh hơn thua. Ngược lại, Balzac luôn khiêm tốn học hỏi và trở thành bạn tốt của Stendhal. Hơn nữa, ông còn là người đích thân biên soạn ra cuốn "Nghiên cứu về Stendhal".
Ở đời làm gì có hai chiếc lá nào là hoàn toàn giống nhau. Chúng ta đừng đem mình ra so sánh với người khác. Điều chúng ta nên làm chính là hiểu rõ năng lực bản thân, chuyên tâm làm việc mình thích và tỏa sáng với những gì mình có. Cuộc sống sẽ dễ chịu muôn phần khi ta vứt bỏ được những tranh chấp và so bì vô nghĩa.
KHÔNG NỔI GIẬN
Con người thường hay bị cảm xúc chi phối. Mỗi khi gặp phải chuyện gì không vừa ý, chúng ta có xu hướng nổi giận. Có câu nói: " Tức giận là bản năng của con người . Bản lĩnh của con người nằm ở việc kiềm chế cơn giận ."
Công ty tôi có một người đồng nghiệp lười suy nghĩ. Hễ gặp việc gì, cậu ta sẽ chạy đến hỏi tôi. Lúc mới đầu, cậu ta còn có chút khách sáo, nhưng sau này, đến cả lời cảm ơn tôi cũng chẳng nhận được.
Một lần nọ, cậu ta có một báo cáo cần phải nộp gấp nên tôi đã nhận lời giúp đỡ. Vậy mà sau đó, cậu ta lại nói số liệu mà tôi làm bị sai, thật may là cậu ta kịp thời phát hiện. Tôi nghe xong mà thấy bực mình nên đã đáp trả lại rằng: "Anh giỏi thì anh tự làm đi. Cần gì phải đến tìm tôi?"
Sau khi tôi nói xong, cậu ta kinh ngạc nhìn tôi, bầu không khí trong phòng cũng trở nên thật gượng gạo. Những tưởng hả được cơn giận, lòng tôi sẽ vui vẻ. Nhưng tôi lại cảm thấy canh cánh trong lòng mà tự trách mình. Lần sử xự này trước đám đông đã làm tôi vô cùng hối hận.
Tôi chợt nhớ lại một lần đi họp lớp. Thu Hiền lái xe đến đón chúng tôi. Gặp cảnh tắc đường, Hiền nhận được điện thoại của đồng nghiệp. Trong lúc ấy, con của một người bạn đã hạ cửa kính xe xuống, khiến cho khí nóng tràn vào khoang xe. Bạn tôi đã mắng con mình một trận, khiến đứa bé ấy òa khóc.
Trong hoàn cảnh ấy, Hiền vẫn bình tĩnh, tiếp tục câu chuyện trên điện thoại với đồng nghiệp. Nếu đổi lại là tôi, chắc chắn tôi sẽ nổi nóng và gắt gỏng.
Nhà soạn kịch Nga Ivan Sergeyevich Turgenev từng nói: "Chỉ cần không vì tức giận mà làm quá lên, sẽ chẳng còn chuyện gì đáng để chúng ta tức giận cả ."
Không biết chúng ta còn gặp phải bao nhiêu phiền não nữa. Nếu như chúng ta luôn dùng tức giận để đối mặt với vấn đề, cuối cùng người bị tổn thương nhất vẫn là chính ta mà thôi.
Chúng ta nên học cách đối nhân xử thế của các bậc tiền nhân: "Nếu như là tôi sai thì tôi dựa vào đâu mà có quyền tức giận. Nếu như là người khác sai, tôi làm sao mà phải tức giận ." Bạn sẽ nhận ra cuộc sống này sẽ vui hơn rất nhiều khi buông bỏ được những toan tính và mở rộng lòng mình.
LÀM NGƯỜI PHÓNG KHOÁNG
Buông bỏ bụi trần, con tim không còn bị xáo động. Gột rửa tham luyến, hạnh phúc sẽ tự tìm đến bạn.
Đời sống phức tạp. Chỉ có không tính toán, không cưỡng cầu, bạn mới có thể thản nhiên, ung dung đối diện với đời.
Con người chỉ sống có một lần. Không tranh giành, không so sánh, không tức giận thì cuộc sống của chúng ta mới trở nên ung dung, bình thản, được nhiều hơn mất.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất