Đệ nhất đào võ sân khấu cải lương Việt - NSƯT Diệu Hiền: Tuổi thơ khốn khó, phải đứng học lỏm để biết chữ
Tin liên quan
Nghệ sĩ Ưu tú Diệu Hiền sinh năm 1945, tên thật là Lâm Thị Hiền. Bà sinh ra trong một gia đình nghèo có 7 người con. Khi cha mất, bà cùng mẹ lên Sài Gòn kiếm kế sinh nhai và dần bén duyên với sân khấu cải lương. Tên tuổi và tài năng của nữ nghệ sĩ khiến bà được mệnh danh là “đệ nhất đào võ sân khấu cải lương". Bà được nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1993 và
Mới đây trong chương trình Chuyến xe ký ức, nghệ sĩ Diệu Hiền đã có những tâm sự về tuổi thơ vô cùng cơ cực của mình: "Năm 10 tuổi, tôi đi gánh nước thuê buổi tối cho người ta, được cho đồng nào hay đồng ấy.
Nghệ sĩ ưu tú Diệu Hiền với nhan sắc thời hoàng kim.
“Ba tôi mất sớm, mẹ tôi bị nhà nội ghẻ lạnh nên phải dắt tôi khi ấy mới 4 tuổi đi khắp nơi xin ở đợ cho nhà người ta nhưng đến đâu cũng bị đuổi.
Tới khi lên Sài Gòn, mẹ tôi xin được chân nấu bếp dưới ghe thuyền trên sông, chở đồ từ miền Tây. Sau một năm làm thuê, mẹ tôi được một người đàn ông cùng thuyền ngỏ ý và chấp nhận đi bước nữa.
Lấy nhau được một năm, cha dượng tôi mua được một chiếc ghe cũ bị bể, đem về sửa lại để làm ăn, nhưng cứ hễ hở ra là nó chìm. Tôi cứ ở với mẹ như thế tới tận 7, 8 tuổi vẫn không được đi học. Má tôi có tổng cộng 7 người con nhưng lúc đi chỉ dắt theo mình tôi, 6 người con khác để lại nhà nội” nghệ sĩ chia sẻ.
Tới khi bên nội biết được mẹ của Diệu Hiền tái giá, họ liền trả lại 6 người con cho mẹ bà và không cưu mang nuôi dưỡng nữa, mẹ và cha dượng của bà phải gồng gánh nuôi 7 người con trong vất vả.
“Má tôi chỉ đủ tiền cho anh tư tôi đi học, không còn tiền đóng học cho tôi, thành ra tôi không được đi học, không biết chữ.
Tới năm 9 tuổi, tôi thấy anh tư tôi bỏ về bảo: "Tao không đi học đâu, tao hiền nên bị bắt nạt, chúng nó đánh tao hoài".
Tôi nói: "Anh cứ đi đi, tôi đi theo anh". Tôi xách hộ cái cặp cho anh tư rồi đưa anh ấy đi học. Vào trong lớp, tôi thấy còn thừa một chỗ nên nhảy vào ngồi, trong lòng thèm vô cùng, ước giá mẹ có tiền cho tôi đi học như anh tư.
Từ đó, ngày nào tôi cũng xách cặp cho anh tư tới lớp rồi ngồi ké ở lớp học tới khi về, nên cũng biết được vài chữ”.
Vốn là người mê cải lương những không có tiền vào xem, má của nghệ sĩ Diệu Hiền thường lẻn vào xem trộm và dắt bà đi cùng, tình yêu của bà đối với sân khấu cải lương cũng lớn dần từ đó.
“Tôi mê lắm, muốn hát cải lương nhưng không biết chữ nên không hát được. Tôi cứ đi ra cái tủ người ta bán bài ca rồi nhìn vào thèm thuồng.
Năm 10 tuổi, tôi đi gánh nước thuê buổi tối cho người ta, được cho đồng nào hay đồng ấy. Đang gánh nước thì tôi thấy một trường học đang mở. Tôi vội chạy tới, đứng ké cửa sổ để xem người ta học ra sao.
Tôi nhìn ông thầy viết chữ trên bảng đen ra sao rồi lấy cành cây viết lại trên nền đất. Tối nào tôi cũng đi gánh nước rồi tranh thủ học lỏm bằng cách đó.
Một ngày nọ, thầy giáo thấy tôi bên ngoài liền ra hỏi, tôi bảo má không có tiền đóng học nên tôi phải học lỏm. Ông thầy liền bảo: "Đây là trường nhà nước, học không mất tiền, chỉ cần mẹ con đem khai sinh tới là con được vào học".
Nhưng do nhà bị cháy nên bà không còn một chút giấy tờ tùy thân nào, đến khi thầy bảo dắt má lên không cần giấy tờ thầy vẫn sẽ cho học những vì sợ má nên bà không dám nói. Cứ thế, cô bé Lâm Thị Hiền đứng học lỏm cho đến khi biết được chữ.
Đến năm 1960 với vai diễn cô ni của Mộng Vân thành công, bà lấy nghệ danh là Diệu Hiền. Sau này bà đi diễn rất nhiều nơi tại nhiều các đoàn hát khác nhau như Hoa Lan - Xuân Liễu, Thống nhất, Kim Chung, Hương Tràm, Tháp Mười, Sài Gòn 2, Phước Chung... và được nhiều các nghệ sĩ truyền dạy.
Hiện nay Diệu Hiền đã chuyển ra viện dưỡng lão nghệ sĩ để sống, và dù giờ sức khỏe yếu nhưng Diệu Hiền vẫn hướng dẫn diễn xuất cho một số nghệ sĩ trẻ.
DUY MON (tổng hợp).
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất