Trẻ bị nghẹt mũi nên ăn chút đồ cay để cải thiện, mẹ đã biết mẹo này chưa?
Tin liên quan
Mũi của trẻ không được thông khí là do đâu?
Trẻ bị nghẹt mũi tức là không khí không thể lưu thông ra vào khoang mũi như bình thường, gây ra hiện tượng khó thở. Khoang mũi có kết cấu các tổ chức khá phức tạo, một khi các tổ chức tế bào trong mũi bị sưng viêm, có dị vật lọt vào hoặc hình dạng bất thường bẩm sinh đều có thể làm khoang mũi hẹp đi khiến hô hấp khó khăn.
Nguyên nhân gây nghẹt mũi thường gặp nhất chính là trẻ bị viêm mũi cấp tính do cảm mạo. Lúc này, niêm mạc mũi nhiễm vi khuẩn, độc bệnh sẽ sung huyết, sưng và tiết dịch nhiều hơn gây ách tắc đường hô hấp của trẻ. Thông thường sau khi điều trị tiêu viêm tốt sẽ khỏi nghẹt mũi.
Bố mẹ lưu ý, trẻ bị viêm mũi cấp tính mà không khắc phục kịp thời và triệt để hoặc sức đề kháng của trẻ suy yếu thì có thể biến chứng dần thành mãn tính, đồng thời tình trạng nghẹt mũi ở trẻ cũng sẽ xảy ra thường xuyên hơn, thậm chí nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm cho trẻ nếu hít thở không thông.
Ngoài ra, một số vấn đề về mũi khác cũng dễ khiến bé bị nghẹt mũi như phì đại cuốn mũi, polyp mũi, viêm mũi dị ứng, cong vẹo vách giữa mũi v.v… Tùy triệu chứng và nguồn gốc của bệnh mà có biện pháp khắc phục, điều trị khác nhau cho trẻ.
Trẻ bị nghẹt mũi có thể ăn chút đồ cay cải thiện và còn nhiều mẹo khác giúp bé bớt khó chịu hơn mà mẹ nên áp dụng tại nhà
Cho trẻ tắm nước nóng
Nếu trẻ chỉ bị nghẹt mũi do cảm thông thường và không có biểu hiện nghiêm trọng khác, mẹ có thể cho trẻ tắm nước nóng giúp cơ thể trẻ được thư giãn. Trong quá trình tắm, hơi nóng cũng bốc ra nhiều hơn và giúp khoang mũi của trẻ giảm bớt chất nhầy, giảm khó chịu khi trẻ bị nghẹt mũi.
Tuy nhiên, mẹ cần chú ý nhiệt độ nước không nên quá nóng mà gây bỏng cho bé, đồng thời không để trẻ tắm quá lâu coi chừng hại nhiều hơn lợi. Trẻ vừa tắm xong không nên ở trong phòng máy lạnh hay bật quạt điện để tránh tình trạng cảm sốt nặng hơn.
Chườm khăn nóng cho trẻ
Khi mũi của trẻ không thông khí tốt, mẹ có thể dùng khăn lông mềm nhúng vào nước ấm, vắt cho ráo nước rồi chườm lên mũi của trẻ, thực hiện nhiều lần giúp làm loãng chất nhầy trong mũi, hỗ trợ trẻ hô hấp dễ dàng hơn.
Hướng dẫn trẻ xông mũi bằng nước nóng
Bạn rót một ly nước nóng đặt trên bàn thấp, cho trẻ ngồi trên ghế sao cho độ cao của mũi thuận lợi kê ở gần với miệng ly nước. Lưu ý, mẹ nên hướng dẫn trẻ từng bước thận trọng, không để trẻ đưa mũi quá gần ly mà bị bỏng do hơi nước quá nóng. Bạn khuyến khích trẻ hô hấp bình thường để hơi nước xông vào mũi làm loãng dịch nhầy.
Cho trẻ ăn một chút đồ cay
Ăn đồ cay hợp lý có thể dễ dàng kích thích niêm mạc khoang mũi, giúp nước mũi thuận lợi chảy ra, làm thông tình trạng bị ách tắc trong mũi. Tuy nhiên do khả năng chịu cay của trẻ không giống người lớn nên mẹ chỉ nên cho trẻ ăn một chút đồ cay nhẹ như lẩu, canh chua, thịt cá kho rắc ít tiêu v.v.v… Trẻ còn quá nhỏ không nên ăn cay.
Dùng máy hút dịch mũi
Nếu tình trạng nghẹt mũi nghiêm trọng và không cải thiện sau khi áp dụng các mẹo tại nhà, mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ hút dịch nhầy trong mũi, giúp trẻ bớt khó chịu và hô hấp dễ hơn, tránh các sự cố nguy hiểm.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bố mẹ biết cách xử lý khi trẻ bị nghẹt mũi, nhưng lưu ý với trẻ sơ sinh hoặc trẻ quá nhỏ thì nên đến bệnh viện kịp thời, không tự ý chữa tại nhà.
Thiên Khuê (Theo Familydoctor)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất