Tại sao trẻ sơ sinh hay bị ốm vặt? Có lẽ do mẹ bỏ qua 2 điều này
Tin liên quan
1. Không chú ý vệ sinh cho bé
Nhiều bé có thói quen mút tay. Mút tay sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn vào dạ dày và khiến bé bị ốm. Vì vậy, mẹ hãy rửa tay cho bé thường xuyên, rửa tay bé sau khi ho, hắt hơi, trước và sau bữa ăn. Bé cần rửa bằng vòi nước và nước rửa tay trong ít nhất 20 giây. Mẹ nên chọn loại có nước rửa tay dịu nhẹ, không gây dị ứng và không độc hại. Tránh chọn nước rửa tay có mùi hương, chứa chất tạo màu, chất huỳnh quang và các thành phần khác.
Ngoài việc vệ sinh tay thường xuyên, bạn cũng nên tắm cho bé thường xuyên. Mùa hè, bé dễ ra mồ hôi, hàng ngày mẹ phải tắm cho bé trước khi đi ngủ. Rửa sạch mồ hôi và vi khuẩn, giúp cơ thể bé sạch sẽ, sảng khoái. Bé sẽ dễ ngủ và ít ốm vặt hơn.
Da bé nhạy cảm và mỏng manh nên sau khi tắm cho bé, mẹ nên dùng kem dưỡng ẩm để dưỡng ẩm da bé. Hãy chọn kem dưỡng ẩm có chứa các thành phần thực vật tự nhiên như lô hội và dầu ô liu.
2. Khả năng miễn dịch của bé thấp
Nếu hệ miễn dịch của bé kém, bé rất dễ bị ốm. Chế độ dinh dưỡng cân bằng sẽ tăng cường miễn dịch cho bé. Vì vậy, sau khi bé bắt đầu ăn dặm, mẹ hãy cho bé ăn các loại ngũ cốc, rau, củ, quả, cá, thịt gia cầm, trứng, sữa,…
Nếu bé ốm liên tục, mẹ không nên vội vàng cho bé uống thuốc và tiêm nếu không sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của bé. Thuốc có thể tiêu diệt vi rút nhưng cũng có thể gây ra tổn thương hệ miễn dịch của bé và khiến bé kháng thuốc. Thực tế, cơ thể bé không mỏng manh như mẹ tưởng tượng, một số bệnh nhẹ và đau nhức có thể tự khỏi.
Thường xuyên ốm đau sẽ gây tổn hại đến sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng đến thể chất của bé. Vì vậy, khi chăm sóc bé, mẹ giúp bé hình thành thói quen vệ sinh tốt và nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.
Ngọc Huyền – Theo sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất