Tác hại khi trẻ thiếu kẽm: Chậm phát triển chiều cao, ảnh hưởng trí thông minh
Tin liên quan
Khi nuôi dạy con cái, sức khỏe của con đương nhiên là mối quan tâm hàng đầu của cha mẹ. Sự thiếu hụt bất kỳ chất dinh dưỡng nào cũng có thể dẫn đến bệnh tật và những bất thường về phát triển ở trẻ em.
Ví dụ, tình trạng thiếu kẽm ở trẻ em cần được các bậc cha mẹ hết sức lưu ý. Một khi trẻ bị thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển thể chất và phát triển chỉ số thông minh.
Vai trò của kẽm đối với cơ thể con người chủ yếu thể hiện ở các khía cạnh
1. Kẽm có tác động không thể thay thế đối với sự tăng trưởng và phát triển của xương và các cơ quan chính của một người.
2. Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì các chức năng của bộ nhớ não con người.
3. Kẽm có thể giúp cơ thể chúng ta xây dựng một hàng rào miễn dịch một cách hiệu quả và duy trì hiệu quả hơn hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch. Những trẻ dễ bị viêm đường hô hấp trên thường là do cơ thể trẻ bị thiếu kẽm dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc bệnh hơn.
4. Kẽm có thể rất hiệu quả trong việc thúc đẩy sự phát triển của các tế bào trong cơ thể chúng ta, giúp ích nhiều hơn cho việc chữa lành vết thương.
5. Carbohydrate, chất béo và protein chỉ có thể được cơ thể hấp thụ hiệu quả khi chúng được tiêu hóa hoàn toàn, và kẽm có thể thúc đẩy quá trình này một cách hiệu quả.
Khi con chúng ta không hấp thụ được kẽm và hình thành biểu hiện thiếu kẽm, một số triệu chứng sau sẽ xuất hiện
Chẳng hạn như chán ăn phổ biến nhất. Một số trẻ ăn ngon miệng nhưng đột nhiên chuyển sang giai đoạn không muốn ăn, và quá trình này không phải ngắn hạn mà là lâu dài. Thậm chí, một số trẻ không những biếng ăn, kén ăn mà còn có thể mắc chứng đái dắt.
Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị chậm phát triển, các trẻ khác cùng lứa tuổi đã cao lên 1,6 mét nhưng con bạn vẫn đang ở giai đoạn 1,3 mét và 1,4 mét, là bậc cha mẹ cần cân nhắc xem có cần thiết phải đến bệnh viện để làm xét nghiệm, kiểm tra xem con bạn có bị thiếu kẽm hay không.
Tất nhiên, khả năng miễn dịch kém cũng là một biểu hiện của tình trạng thiếu kẽm ở trẻ. Ngoài những điểm trên, nếu trẻ bị nổi đốm trắng ở móng tay và lưỡi hoặc thường xuyên bị xước móng rô thì cũng có nghĩa là trẻ bị thiếu kẽm. Khi phát hiện trẻ có biểu hiện thiếu kẽm, cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám thiếu kẽm kịp thời, thậm chí có thể bổ sung viên kẽm nếu cần thiết.
Đồng thời, cha mẹ cũng nên cho trẻ tích cực bổ sung kẽm trong bữa ăn hàng ngày. Hải sản, thịt, các loại hạt, đậu, ngũ cốc, các sản phẩm từ sữa,… đều là những thực phẩm tuyệt vời rất hữu hiệu trong việc giúp cơ thể bổ sung kẽm.
Moon/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất