Sự phát triển của trẻ có bị ảnh hưởng khi để đèn ngủ trong phòng?

Sự phát triển của trẻ có bị ảnh hưởng khi để đèn ngủ trong phòng?

Thiên Khuê 2021-12-02 08:15
- Sự phát triển của trẻ cần được chăm chút ngay từ khi mới chào đời. Mẹ có thói quen mở đèn cho con bú rồi để suốt đêm như vậy có ảnh hưởng không?

Sự phát triển của trẻ có bị ảnh hưởng khi bạn để đèn ngủ quá sáng trong phòng?

Bất luận là bé còn ngủ với mẹ hay đã ngủ riêng thì vấn đề không gian trong phòng ngủ của trẻ vẫn cần quan tâm hợp lý. Nhiều mẹ bỉm có thói quen cho con bú xong vẫn để sáng đèn suốt đêm cho bé ngủ, điều này có làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ?

Các chuyên gia lý giải rằng: Khi trẻ vừa mới chào đời hoàn toàn không có khái niệm ngày đêm, trẻ cần có sự hỗ trợ của người thân để dần dần thích ứng với quy luật sinh học này, sau đó đến một độ tuổi nhất định sẽ có được đồng hồ sinh học giống như người lớn.

Sự phát triển của trẻ có bị ảnh hưởng khi để đèn ngủ trong phòng?

Vì vậy, nếu bạn liên tục cho trẻ ở trong môi trường đầy ánh sáng, bao gồm cả ánh sáng ban ngày tự nhiên và ánh sáng của đèn có thể gây trở ngại cho quá trình phân biệt ngày đêm của trẻ, thậm chí còn tạo nên tình trạng trẻ ngủ ngày nhiều nhưng ban đêm lại vô cùng tỉnh táo.

Không những vậy, nếu trẻ không thể xây dựng đồng hồ sinh học thuận lợi còn ảnh hưởng giấc ngủ. Khi trẻ khó ngủ hoặc ngủ không sâu lâu ngày sẽ gây ra một loạt các vấn đề về sức khỏe. Điển hình từ 22 giờ đến 2 giờ là thời gian hormone sinh trưởng dồi dào nhất, nếu trẻ ngủ không ngon giấc sẽ cản trở sự phát triển chiều cao.

Ngoài ra, nếu bố mẹ luôn cho con ở trong môi trường có ánh sáng dù trong giấc ngủ còn có thể làm giảm Melatonin (là một hormone được sản xuất bởi tuyến tùng, đây là tuyến có kích thước bằng hạt đậu nằm ở giữa não), dễ khiến trẻ dậy thì sớm.

Sự phát triển của trẻ có bị ảnh hưởng khi để đèn ngủ trong phòng?

Trẻ ngủ dưới ánh đèn sáng cũng sẽ tạo nên kích thích cho mắt, khiến nhãn cầu và thủy tinh thể vốn cần được nghỉ ngơi và hồi phục thông qua giấc ngủ lại liên tục không thể thư giãn, dần dần có thể nguy hại đến sự phát triển thị lưc của trẻ, khiến trẻ dễ bị cận thị khi trưởng thành.

Sự phát triển của trẻ khi mất cân bằng đồng hồ sinh học phân biệt ngày đêm còn ảnh hưởng đến hệ thống hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể, khiến thân nhiệt, nhịp tim, mạch, huyết áp v.v… đề có nguy cơ bị rối loạn, gây ra các tình trạng trẻ biếng ăn, cảm xúc tiêu cực, lâu ngày dẫn đến nhiều bệnh tật. 

Vì vậy, tốt nhất mẹ nên tắt đèn khi trẻ ngủ, hoặc chỉ để một bóng đèn ngủ dịu nhẹ và đặt xa vị trí giường ngủ của trẻ.

Tắt đèn ngủ có thể khiến trẻ sợ hãi, khóc quấy nên mẹ cần dỗ dành đúng cách

Sự phát triển của trẻ có bị ảnh hưởng khi để đèn ngủ trong phòng?

Thông thường, thời gian đầu khi tập cho trẻ ngủ không có đèn sẽ khiến trẻ sinh ra tâm lý bất an, sợ hãi vì thiếu cảm giác an toàn. Lúc này mẹ nên ở bên cạnh dùng tay nhẹ nhàng vỗ về trẻ, có thể dành cho trẻ những lời yêu thương và trấn an, hoặc có thể hát ru, kể chuyện để trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Ngoài ra, trước khi ngủ, người lớn cũng không nên cho trẻ xem phim hay đọc truyện có tính chất gây kích thích, sợ hãi, cũng hạn chế để trẻ vui chơi quá hăng say mà làm thần kinh kích thích quá lâu, dẫn đến trẻ khóc quấy, trằn trọc dù đã đến giờ đi ngủ.

Nếu trẻ có phản ứng khó thích nghi nếu đột ngột phải ngủ trong môi trường tối, bạn nên bật một chiếc đèn ngủ nhỏ với ánh sáng nhẹ cho trẻ thích nghi dần dần. Ngoài ra, môi trường phòng ngủ của trẻ cần đảm bảo yên tĩnh, thoáng khí, gọn gàng, sạch sẽ để tạo điều kiện tốt nhất cho giấc ngủ của trẻ.

Sự phát triển của trẻ có bị ảnh hưởng khi để đèn ngủ trong phòng?

Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ biết cách tạo không gian ngủ cho trẻ hợp lý hơn, không để đèn quá sáng làm ảnh hưởng sự phát triển của trẻ ngay cả trong giấc ngủ.

Thiên Khuê (Theo Familydoctor)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


5 điểm du ngoạn thú vị không thể bỏ qua khi đến Ninh Bình

Đọc nhiều nhất