Hoan hỉ vì con trai mới 13 tuổi đã cao 1m60, người mẹ rụng rời khi nghe bác sĩ thông báo tin sốc
Tin liên quan
Trong môi trường xã hội ngày nay, chiều cao của một người là hết sức quan trọng. Bậc phụ huynh nào cũng mong muốn con mình có được chiều cao tối ưu. Có một chiều cao lý tưởng sẽ khiến trẻ tự tin hơn. Đồng thời, trong tương lai, trẻ có nhiều lựa chọn nghề nghiệp và bạn đời hơn.
Nhiều bậc cha mẹ ngày càng chú trọng đến chiều cao của con mình. Nhiều phụ huynh đã bổ sung các loại sữa, viên kẽm, canxi từ khi con còn nhỏ nhưng hiệu quả luôn không như mong muốn.
Cách đây một thời gian có một người mẹ đưa con đến bệnh viện khám vì muốn biết con trai mình có thể cao thêm bao nhiêu trong tương lai. Được biết, con trai của chị 13 tuổi đã cao 1m60. Nhưng kết quả chụp X-quang cho thấy lớp sụn tiếp hợp của trẻ tương đối mỏng và sắp đóng lại. Điều này có nghĩa là bé trai không thể cao thêm nữa trong tương lai.
Chiều cao con người có được là nhờ sự phát triển của lớp sụn tiếp hợp. Lớp sụn này phát triển liên tục làm xương dài ra. Phần phát triển mạnh nhất nằm ở vùng gối cũng như đầu trên xương cánh tay và vùng đầu dưới cẳng tay.
Vùng sụn này, nhất là vùng gần gối, sẽ phát triển mạnh khi có sự kích thích cơ học, nghĩa là có sự chạy nhảy, hoạt động của trẻ em. Việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, sẽ tạo tiền đề cho vùng sụn này phát triển tốt và là cơ sở cho việc tăng chiều cao.
Khi phát triển đến một độ tuổi nào đó (thường trước 18) vùng sụn này sẽ không còn nữa mà chỉ để lại vết trên phim X-quang gọi là sẹo sụn tiếp hợp. Khi vùng sụn này không còn nữa thì sự phát triển chiều cao không còn.
Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy trẻ không thể cao lớn thêm nữa:
1. Chậm phát triển chiều cao và tăng cân chậm
Nhìn chung, sự tăng trưởng của trẻ khá đều đặn. Mỗi năm, chiều cao của trẻ sẽ tăng thêm 6-7cm sau khi bước vào tuổi dậy thì. Nếu chiều cao của trẻ đột ngột giảm tốc độ tăng trưởng, có nghĩa là sụn tiếp hợp đã không phát triển nữa. Khi tốc độ tăng trưởng chiều cao trở nên chậm lại, trẻ dễ bị béo phì, mẹ cần chú ý.
2. Bộ phận sinh dục phát triển
Sau khi bước vào tuổi dậy thì, cơ thể sẽ có những thay đổi khác nhau, khi xuất hiện những đặc điểm sinh dục phụ như râu con trai, giọng nói thay đổi.
Như chúng ta đã biết, khoảng 60% chiều cao liên quan đến di truyền, giấc ngủ, luyện tập, dinh dưỡng,… chiếm 40%. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng giúp tế bào xương phát triển nhanh.
Vì vậy, muốn con cao lớn thì mẹ cần làm tốt 3 điều sau:
1. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng
Phụ huynh muốn trẻ cao lớn trước hết phải chú ý cân đối dinh dưỡng, không nên kén ăn. Hãy cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu protein và ăn chế ăn món tráng miệng, đồ uống, đồ ăn nhẹ, v.v.
2. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục có thể kích thích sự phát triển của xương trẻ em. Bé nên tập một số bài tập kéo căng, chẳng hạn như bóng rổ, chạy nhảy. Các môn thể thao không chỉ có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng tốc độ tiêu hóa và hấp thụ mà còn thúc đẩy sự phát triển của xương. Kết quả nghiên cứu cho thấy những trẻ thường xuyên tập thể dục sẽ cao hơn trung bình từ 2-3cm so với những trẻ không tập thể dục, có thể thấy rằng tập thể dục rất có ích cho sức khỏe của trẻ.
3. Đi ngủ sớm và dậy sớm
Ban đêm là thời gian tiết hormone tăng trưởng mạnh mẽ. Cho trẻ đi ngủ sớm sẽ giúp ổn định bài tiết hormone và thúc đẩy tăng trưởng chiều cao. Ngoài ra quá trình trao đổi chất vào ban đêm diễn ra nhanh hơn ban ngày sẽ đẩy nhanh quá trình bài tiết chất độc tố ra ngoài cơ thể và nâng cao thể lực của trẻ.
Quỳnh Trang/Theo Toutiao
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất