Cha mẹ vô ý, con dễ mắc bệnh tự kỉ
Tin liên quan
1. Mẹ bị stress trong lúc mang thai
Rất nhiều bà mẹ chủ quan không biết rằng tâm trạng trong quá trình mang thai của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sự hình thành tính cách, tâm, sinh lí của con khi sinh ra. Mang thai là một trong những thiên chức hạnh phúc với người phụ nữ nói riêng và niềm vui của đại gia đình nói chung. Trong giai đoạn mang thai người phụ nữ rất dễ bị trầm cảm, căng thẳng, suy nghĩ, stress,... nguyên nhân có thể đến từ gia đình, áp lực bên ngoài hoặc áp lực do chính bản thân tạo nên. Trong giai đoạn thai kì tâm trạng của người phụ nữ rất nhạy cảm, họ rất dễ cảm động, lo lắng, buồn phiền và vô tình những cảm xúc tiêu cực ấy lại ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ. Những người mang thai thường đau buồn, khóc nhiều sẽ khiến em bé sinh ra bị ít nói, mang nét mặt buồn, thậm chí là bị tự kỷ.
2. Phân biệt đối xử giữa các con
Sự phân biệt đối xử giữa con cái trong gia đình cũng chính là hành vi có thể khiến trẻ bị căng thẳng, áp lực và là nguyên nhân trẻ bị tự kỉ. Ở nhiều gia đình ở Việt Nam vẫn còn giữ quan điểm trọng nam khinh nữ, luôn dành phần yêu thương, chiều chuộng cho con trai hơn con gái. Hành động thiên vị này khiến con cái sẽ cảm thấy buồn tủi, ganh ghét, thậm chí còn sinh ra lòng đố kỵ với chính anh em ruột của mình. Sự thiên vị có thể thể hiện đơn giản như nhường phần thức ăn ngon hơn, mua sắm quần áo đẹp, đầu tư học học,.. còn người con còn lại thì lại không được như vậy. Những hành động nhỏ nhưng khiến nội tâm của trẻ bị tổn thương, trẻ sẽ thấy đang bị bỏ rơi, ghét bỏ, dần sẽ rơi vào cô đơn, trầm cảm và tự kỉ.
3. Không được gia đình quan tâm
Gia đình chính là cái nôi của sự giáo dục, tạo nên tính cách và nội tâm của trẻ. Một đứa trẻ được giáo dục trong một gia đình luôn vui vẻ, hạnh phúc chắc chắn sẽ là một đứa trẻ hoạt bát, lanh lợi. Những đứa trẻ tuy sinh ra trong một gia đình đầy đủ nhưng bố mẹ lại quá mải làm ăn, công việc nên ít quan tâm đến trẻ, ít đưa con đi chơi, không bao giờ chăm con học bài hay đơn giản ít nói chuyện gẫn gũi,... Từ đó sẽ khiến trẻ có cảm giác rất cô độc trong chính căn nhà của mình. Sự cô độc, cô đơn, cảm giác bị bỏ rơi là những chất xúc tác mạnh mẽ khiến trẻ hình thành "căn bệnh" tự kỉ.
4. Cho trẻ sử dụng thiết bị công nghệ nhiều
Trẻ em thời nay được bố mẹ cho tiếp xúc với các thiết bị thông minh như ipad, máy tính bảng, điện thoại thông minh từ rất sớm. Đây là một trong những cách để dỗ cho trẻ chịu ăn, hay cách để cho trẻ chơi một mình để bố mẹ có thời gian làm việc hay làm việc nhà. Việc sử dụng công nghệ điện tử nhiều và quá sớm và một điều nguy hiểm cả về thể chất lẫn tâm lí của trẻ. Việc ngồi yên một chỗ và cắm mặt xem điện thoại, ipad,... dần dần khiến trẻ không còn hứng thú với việc giao tiếp bên ngoài, hay ra ngoài vui chơi cùng bạn bè nữa. Việc lười giao tiếp khiến trẻ khi ra ngoài sẽ trở nên nhút nhát, tự ti và là một hồi chuông cảnh tỉnh nguy hiểm cho chứng tự kỉ ở trẻ.
An Nhiên (Tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất