Bé trai bị bỏng nước sôi, cách sơ cứu của người mẹ khiến bác sĩ lập tức khen ngợi

Bé trai bị bỏng nước sôi, cách sơ cứu của người mẹ khiến cả gia đình phản đối nhưng bác sĩ lại khen ngợi

Khánh Chi 2022-04-15 10:30
- Bỏng nước sôi là tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải vị phụ huynh nào cũng biết cách sơ cứu khi con mình bị bỏng nước sôi.

Cậu bé Le le, ở Trùng Khánh, Trung Quốc năm nay 3 tuổi. Em bé rất ngoan và nghe lời chứ không nghịch ngợm như những cậu bé khác. Chính vì vậy, mẹ rất yên tâm về bé. 

Bé trai bị bỏng nước sôi, cách sơ cứu của người mẹ khiến cả gia đình phản đối nhưng bác sĩ lại khen ngợi

Một ngày nọ, người mẹ đang nấu ăn trong bếp thì đột nhiên nghe thấy tiếng hét của con trai. Chị vội vàng chạy đến thì thấy cậu bé bị bỏng. Hóa ra, Le le muốn mang nước đến cho mẹ uống nhưng không ngờ nước sôi lại bỏng đến vậy nên cậu bé đã bị bỏng.

Ông nội thấy cháu bị bỏng đã vào bếp lấy xì dầu và nói rằng thoa xì dầu có thể giúp trẻ bớt bỏng. Tuy nhiên, người mẹ đã không đồng ý với cách sơ cứu này. Chị vội vàng đưa con vào phòng tắm để dội nước lạnh. 

Bé trai bị bỏng nước sôi, cách sơ cứu của người mẹ khiến cả gia đình phản đối nhưng bác sĩ lại khen ngợi

Cách làm của chị bị cả nhà phản đối. Nhưng vì lợi ích của con, chị vẫn quyết để con rửa tay dưới vòi nước lạnh một lúc rồi mới đưa con đến bệnh viện. Bác sĩ đã nhanh chóng sơ cứu cho trẻ. Khi biết cách xử lý của người mẹ, bác sĩ đã khen ngợi. Bác sĩ cho biết cách tốt nhất để sơ cứu vết thương bị bỏng nước sôi là rửa lại bằng nước lạnh.  

Trên thực tế, nhiều người cao tuổi nghĩ đến xì dầu hoặc kem đánh răng khi thấy con mình bị bỏng nước Tuy nhiên, đây là cách làm sai lầm.

Bé trai bị bỏng nước sôi, cách sơ cứu của người mẹ khiến cả gia đình phản đối nhưng bác sĩ lại khen ngợi

Vậy cha mẹ nên làm gì nếu con mình bị bỏng nước?

1. Rửa lại bằng nước lạnh

Sau khi trẻ bị bỏng, nếu da bé bị nổi mẩn đỏ, sưng tấy, đau nhức ... thì mẹ nhớ rửa tay con dưới vòi nước lạnh trong khoảng nửa giờ. Nếu vùng bị bỏng không phù hợp để rửa, bạn cũng có thể chọn cách chườm đá. Tốt nhất là bạn nên bọc khăn rồi chườm đá để làm giảm cơn đau do bỏng của trẻ. Bước này rất quan trọng và phải cực kỳ nhanh chóng. 

Bé trai bị bỏng nước sôi, cách sơ cứu của người mẹ khiến cả gia đình phản đối nhưng bác sĩ lại khen ngợi

2. Cắt quần áo

Nếu trẻ mặc quần áo vào vùng bỏng, cha mẹ lưu ý không được tự ý cởi quần áo ra. Vì quần áo chắn ngang tầm nhìn nên cha mẹ không kiểm tra được vết thương của trẻ. Để tránh tình trạng này xảy ra, các bậc phụ huynh nên dùng kéo cắt quần áo, sau đó kiểm tra kỹ vết thương và tiến hành các biện pháp điều trị có liên quan. Bố mẹ cần chú ý trong quá trình cắt quần áo để tránh gây ra vết thương thứ cấp cho trẻ. 

3. Đưa đến bệnh viện kịp thời

Dù cha mẹ đã thực hiện một số biện pháp điều trị đơn giản nhưng dù tình trạng lớn hay nhỏ, bạn vẫn nên đưa con đến bệnh viện kịp thời. Các bác sĩ có kinh nghiệm sẽ xử lý vết bỏng theo cách đúng đắn nhất.

4. Chú ý xử lý các vết phồng rộp

Mặc dù người ta nói rằng dội nước lạnh có thể làm dịu vết bỏng. Nhưng nếu vết thương có vết phồng rộp hoặc mưng mủ rõ ràng, bạn không thể chọn cách dội nước lạnh vào lúc này và bạn cũng chớ nên chọc vào vết phồng rộp, nếu không vết thương sẽ trở nên nghiêm trọng, nhất là vùng mụn nước.

Khi vết thương lớn, bố mẹ nên băng gạc để làm sạch vết thương, tránh nhiễm khuẩn, sau đó đứa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ xử lý ngay. Chớ nên bôi kem đánh răng và nước tương vào vết bỏng để tránh nhiễm trùng.

Khánh Chi/Theo Sohu

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Hướng dẫn cách khóa tài khoản Facebook tạm thời nhanh nhất

Đọc nhiều nhất