Bé trai 6 tháng tuổi luôn nắm chặt tay khiến mẹ lo lắng nhưng sự thật khiến tất cả mọi người thở phào
Tin liên quan
Khi mới sinh con, bà mẹ nào cũng chỉ muốn ôm con vào lòng và không ngừng quan sát tỉ mỉ mọi điều về con. Mẹ có thể phát hiện ra những thay đổi nhỏ của trẻ.
Bé trai 6 tháng tuổi luôn nắm chặt tay khiến mẹ lo lắng
Jiajia, một người phụ nữ ở Bắc Kinh, Trung Quốc đã kết hôn với bạn trai ngay sau khi cô tốt nghiệp. Cô sớm mang thai sau khi cưới. Ngày thường, cô hay ở nhà để xem TV và đọc tiểu thuyết. Sau đó, bác sĩ khuyên cô vận động nhiều hơn để đảm bảo sức khỏe cho em bé. Tuy nhiên, Jiajia ít khi làm theo lời bác sĩ.
Chẳng bao lâu, Jiajia đã đến ngày dự sinh. Vì thai nhi quá lớn nên các bác sĩ đã quyết định mổ lấy thai. Bé trai chào đời khiến gia đình Jiajia vô cùng hạnh phúc. Nhưng khoảng thời gian vui vẻ chẳng kéo dài được bao lâu, khi đứa bé được 6 tháng, một người hàng xóm đã bình luận một lời khiến Jiajia rất lo lắng.
Người hàng xóm này thấy rằng cậu bé thường xuyên nắm chặt tay và không chịu buông ra. Đây là dấu hiệu cho thấy em bé có nguy cơ chậm phát triển. Sau khi nghe hàng xóm nói chuyện này, Jiajia đã vội vàng đưa con đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.
Bác sĩ đưa ra kết luận, bé thường xuyên nắm chặt đôi tay là do khi mang thai Jiajia không thường xuyên tập thể dục khiến thai nhi bị chậm phát triển. Tuy nhiên, bác sĩ cho biết Jiajia đã đưa con đi khám sớm và chỉ cần tập các bài tập tăng cường thì bé trai có thể phục hồi.
Dưới đây là một số điều người mẹ cần lưu ý trong quá trình nuôi dưỡng trẻ sơ sinh
Thời gian ngủ của bé
Bé sơ sinh thường ngủ rất nhiều. Trong quá trình này bố mẹ phải chú ý cho bé ngủ đủ giấc, vì sự phát triển của trẻ cần hormone tăng trưởng do trạng thái ngủ sâu tiết ra.
Sau khi trẻ được 2 hoặc 3 tuổi, hầu hết các trường hợp trẻ không thích ngủ. Cha mẹ nên rèn cho con ngủ đúng giờ giấc. Khi trẻ buồn ngủ, chớ nên làm gián đoạn giấc ngủ của bé. Hãy cho trẻ đi ngủ sớm. Hormone tăng trưởng trong cơ thể trẻ tiết ra cao nhất từ 21-2:00. Vì vậy, khoảng thời gian này, bố mẹ hãy cho bé ngủ say.
Nhiệt độ nước tắm của em bé
Da bé mỏng manh hơn. Vì vậy, mẹ cần duy trì mức nhiệt độ nước tắm từ 38-40 độ C. Nhiều bậc cha mẹ đặc biệt sợ bé bị lạnh khi tắm vào mùa đông nên muốn cho trẻ tắm nước nóng hơn một chút. Nhưng nước quá nóng có thể làm bỏng da bé.
Bé ngủ ngáy
Một số bé có tiếng ngáy nhẹ cha mẹ nghĩ là do bé ngủ ngon. Thực tế không phải vậy, nếu bé ngủ lâu mà tiếng ngáy thì nên đến bệnh viện kiểm tra, đó có thể là do amidan hoặc các tuyến khác bị phì đại khiến trẻ không thể thở đều.
Độ dày của quần áo em bé
Người lớn có sức đề kháng cơ thể mạnh thì sẽ mặc quần áo mỏng hơn. Nhưng hệ diễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, sức đề kháng của bé còn yếu. Vì vậy, mẹ cần chạm vào lưng bé để biết con nóng hay lạnh, từ đó điều chỉnh quần áo mình sẽ mặc cho trẻ.
Quỳnh Trang/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất