Bé gái nhập viện vì uống nước, bác sĩ nhắc nhở 3 thời điểm không nên cho trẻ uống nước để tránh tích tụ thức ăn
Tin liên quan
Nước là nguồn gốc của sự sống, chúng ta không thể sống thiếu nước, hơn 70% cơ thể con người là nước. Uống nhiều nước rất tốt cho cơ thể, có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể con người, cải thiện quá trình trao đổi chất trong cơ thể, nâng cao khả năng miễn dịch, giảm sự lây nhiễm của một số vi trùng hoặc vi khuẩn.
Đối với lứa tuổi thanh thiếu niên là lúc mới lớn, uống nước cũng có những mẹo nhỏ nhất định, nếu không chú ý đến việc uống nước có thể gây hại cho sức khỏe của lá lách và dạ dày trong cơ thể.
Bé Yuanyuan sống ở Hà Bắc (Trung Quốc) 5 tuổi, lúc nhỏ trắng trẻo, mập mạp ai cũng thích. Nhưng từ khi bé đi học mẫu giáo, bố mẹ Yuanyuan thấy bé bị gầy hơn trước, em cũng thường xuyên nói với bố mẹ mình bị đau bụng.
Bố mẹ Yuanyuan đưa Yuanyuan đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe trong kỳ nghỉ cuối tuần, bác sĩ phát hiện ra vấn đề là do thức ăn tích tụ. Nghe câu trả lời này mẹ Yuanyuan rất bối rối. Cô ấy luôn hết sức quan tâm đến việc ăn uống lành mạnh của con, không cho con ăn những thức ăn không tốt cho sức khỏe như vậy thì làm sao xảy ra tình trạng này được?
Theo như lời bác sĩ nói với bố mẹ của Yuanyuan thì không chỉ riêng về chế độ ăn uống, uống nước nhiều cũng sẽ khiến trẻ bị tích thức ăn, lần này mẹ của Yuanyuan cũng nghĩ rằng từ khi con đi nhà trẻ nên dặn con uống nhiều nước hơn để tránh khát nước.
Tuy nhiên bác sĩ cho biết uống nhiều nước thật ra có lợi nhưng trẻ em không giống người lớn, trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển, nếu uống nước không đúng cách cũng sẽ gây hại cho sức khỏe của cơ thể.
Khi nào không nên cho trẻ uống quá nhiều nước để tránh tích tụ thức ăn?
1. Trong bữa ăn
Khi trẻ đang trong giai đoạn phát triển, răng chưa mọc đầy đủ, trong quá trình ăn uống sẽ thấy tốc độ ăn của trẻ sẽ chậm hơn, một số cha mẹ luôn lo lắng trẻ sẽ bị sặc và luôn rót nước cho trẻ. Cách làm này là sai vì khi uống quá nhiều nước trong khi ăn, men tiêu hóa tiết ra trong dạ dày sẽ bị loãng ra, sẽ làm loãng axit trong dạ dày và cản trở cơ thể con người tiêu hoá thức ăn. Từ đó dẫn đến hiện tượng tích tụ thức ăn.
2. Sau khi tập thể dục
Trẻ em từ nhỏ đã thích vận động, thường xuyên tập những bài thể dục vừa sức. Cha mẹ sợ con khát nước nên đã cho uống nhiều đồ uống ngay sau khi tập thể dục. Trên thực tế, phương pháp này cũng không tốt cho sức khỏe đối với trẻ em.
Cơ thể ra nhiều mồ hôi, nếu uống nhiều nước sẽ dẫn đến mất muối trong nước và phá hủy sự cân bằng của thể dịch trong cơ thể, dẫn đến khó thở và sắc mặt xanh xao.
3. Trước khi đi ngủ vào buổi tối
Nhiều người gặp vấn đề khát nước trước khi đi ngủ vào buổi tối hoặc đợi vài giờ sau khi ăn, nhưng nếu chuẩn bị đi ngủ mà uống quá nhiều nước cũng khiến trẻ bị tích nước.
Dù là trẻ nhỏ hay người lớn thì việc uống nhiều nước trước khi đi ngủ vào buổi tối cũng có thể gây phù nề, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ, khiến trẻ phải thức dậy để đi tiểu đêm.
Con người sửa chữa các cơ quan khác nhau trong cơ thể khi họ ngủ, nếu uống nhiều nước trước khi đi ngủ sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày và ruột trong cơ thể, từ đó gây hại cho cơ thể.
Moon/Theo 163
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất