Bé 4 tuổi bị nhiễm độc chì, bác sĩ hé lộ nguyên nhân không ngờ khiến người nhà ngất lên ngất xuống
Tin liên quan
Chế độ ăn uống là nguồn cung cấp năng lượng chính cho con người. Với mức sống ngày một nâng cao, chế độ ăn uống của con người ngày càng trở nên đa dạng hơn. Và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được quan tâm hơn.
Đường tiêu hóa của người lớn tương đối ổn định nhưng đường tiêu hóa của trẻ em thì không như vậy. Việc trẻ ăn đồ ăn vặt trong thời gian dài có thể tích tụ "rác" trong dạ dày trẻ và sinh bệnh tật.
Bé Tiểu Bảo- cháu trai của bà Lưu ở Quảng Đông, Trung Quốc năm nay về nghỉ hè với bà. Do bố mẹ bé phải làm việc vất vả và dịch Covid nên bé chưa thể về sống với bố mẹ. Vì lâu ngày không gặp được cháu nội nên bà Lưu cưng chiều cháu hết mực. Bà mua rất nhiều đồ ăn, đồ chơi cho bé.
Hôm qua, bà Lưu đột nhiên gõ cửa nhà hàng xom và nói rằng cháu trai 4 tuổi của bà bỗng dưng ốm yếu, sốt và nôn mửa. Bà đã nhờ chú hàng xóm chở cháu nội đến bệnh viện để thăm khám. Sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ kết luận bé Tiểu Bảo bị nhiễm độc chì. Bác sĩ đã hỏi bà Lưu đã cho cháu ăn gì. Bà trả lời rằng vì cháu đòi nên bà thường cho cháu ăn bắp rang bơ và bỏng ngô.
Vì ở với bố mẹ, Tiểu Bảo không được ăn quà vặt. Khi về với bà Lưu, bà đã chiều và mua bất cứ thứ gì cháu thích cho cháu ăn.
Bắp rang bơ, một món ăn vặt phổ biến. Rất nhiều rạp chiếu phim đã bán bắp rang bơ. Và các loại thực phẩm này phải đạt vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên, bỏng ngô là sản phẩm đã qua chế biến. Một số thiết bị chế biến bỏng ngô có thể chứa chì và các kim loại khác. Khi đun nóng đồng đều, một phần chì sẽ trở thành hơi nước và bám vào bỏng ngô. Vì vậy, bỏng ngô có thể chứa một lượng nhỏ chì.
Nhiều công cụ hâm nóng hiện đã được quy định và chỉ có thể được sử dụng sau khi thực phẩm được chứng nhận là an toàn. Tuy nhiên, việc tiêu thụ bất cứ thực phẩm gì trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Hơn nữa, các bậc phụ huynh chớ nên cho trẻ ăn bỏng ngô thường xuyên. Bỏng ngô chứa lượng calo, lượng đường cao dễ dẫn đến béo phì ở trẻ. Bỏng ngô có thể ăn được nhưng bạn cần cho trẻ ăn có chừng mực. Nếu không, trẻ dễ bị nhiễm độc chì như bé Tiểu Bảo trong câu chuyện.
Vậy tình trạng nhiễm độc chì gây nguy hại như thế nào đến sức khỏe của các bé?
Ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ
Nhiễm độc chì có thể ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh của trẻ em. Dữ liệu cho thấy trẻ em tiếp xúc hàng ngày với chì có thể làm giảm chỉ số thông minh. Trẻ em có hàm lượng chì trong máu cao hơn có trí thông minh thấp hơn trẻ bình thường và nhiễm độc chì cũng có thể khiến não phản ứng chậm và giảm trí nhớ.
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Chức năng tiêu hóa của trẻ nếu nhiễm quá nhiều chì sẽ bị ảnh hưởng, trẻ có thể có các biểu hiện như biếng ăn, nôn trớ, đau bụng… khiến trẻ bị rối loạn chức năng tiêu hóa nghiêm trọng.
Ảnh hưởng đến hệ thống máu
Nguyên tố chì trong cơ thể quá nhiều sẽ ức chế chức năng tạo máu của tủy xương, gây thiếu máu, đồng thời có thể xuất hiện tình trạng mệt mỏi, xanh xao, thiếu sinh lực và các hiện tượng khác.
Quỳnh Trang/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất