Ăn 8 quả trứng mỗi ngày để tẩm bổ, mẹ bỉm sữa đau bụng dữ dội, phải nhập viện gấp vì lý do không ngờ
Tin liên quan
Xiao Xia đến từ Tây An, tỉnh Thiểm Tây là một bà mẹ bỉm sữa vừa phải cắt bỏ túi mật. Cô bị tắc mật do sỏi. Vấn đề này đến từ chế độ ăn uống không hợp lý của cô trong lúc mang thai và sinh con. Xiao Xia cho biết rằng cô đã phải ăn rất nhiều trứng sau khi sinh em bé.
Những người lớn tuổi trong nhà nói rằng ăn trứng là cách tốt nhất để cô tẩm bổi, mau chóng phục hồi và có nhiều sữa cho con bú. Vì vậy, mỗi ngày, Xiao Xia thường ăn 7-8 quả trứng.
Cho đến một ngày, Tiểu Hạ đột nhiên bị đau bụng dữ dội, cả đêm không ngủ được, kéo dài mấy tháng, đến bệnh viện khám mới biết mình bị sỏi mật.
Xiao Xia: "Tôi nghĩ rằng bệnh sỏi mật của tôi chắc là do ăn 7-8 quả trứng mỗi ngày trong 2 tháng liên tiếp."
Ăn quá nhiều trứng có thể gây sỏi mật không?
Dong Shunbin, bác sĩ khoa phẫu thuật gan mật của Bệnh viện Đại học Giao thông Tây An, cho biết: "Ăn trứng không trực tiếp gây ra sỏi mật. Tuy nhiên, trứng là thực phẩm khó tiêu. Ăn trứng trong thời gian dài có thể làm trầm trọng thêm tình trạng sỏi mật"
Bác sĩ Dong Shunbin cho biết thêm: "Vào ăn đêm, túi mật của chúng ta sẽ tiết ra để hỗ trợ tiêu hóa, giải độc cho cơ thể. Vào buổi sáng, chúng ta cần ăn sáng để hỗ trợ mật hoạt động tốt hơn. Việc ăn quá nhiều vào ban đêm hoặc nhịn ăn sáng gây cản trở cho quá trình hoạt động của mật. Lâu ngày, dịch mật sẽ kết tủa tạo thành sỏi túi mật." Do đó, ăn sáng thường xuyên có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh sỏi mật một cách hiệu quả.
Chính bác sĩ này cũng thừa nhận rằng vì quá bận rộn công việc nên ông thường bỏ bữa sáng. Và hậu quả là bác sĩ này cũng bị sỏi mật, phải phẫu thuật cắt bỏ túi mật.
Đối với Xiao Xia, dù viên sỏi nhỏ nhưng nó đã nằm gọn trong cổ túi mật nên phải phẫu thuật lấy ra. Bác sĩ Dong cho hay: "Khi mang thai, phụ nữ tăng cân, gây tăng áp lực vùng bụng và vùng chậu, dẫn đến ứ mật."
Túi mật có vai trò lưu trữ và tập trung mật trong cơ thể chúng ta. Mật được bảo vệ bởi một chế độ ăn uống điều độ. Sỏi mật hình thành sẽ khiến các cơn đau và viêm nhiễm lặp đi lặp lại hoặc tăng nguy cơ ung thư túi mật. Đừng quá lo sợ về việc phẫu thuật cắt bỏ túi mật, vì đại đa số bệnh nhân không có phản ứng bất lợi nào sau phẫu thuật và sẽ không ảnh hưởng đến sinh hoạt và chế độ ăn uống bình thường của họ.
Nhận diện cơn đau bụng do sỏi mật gây ra
Sốt kèm vã mồ hôi, ớn lạnh: Do nhiễm trùng đường mật, viêm túi mật. Có thể sốt cao đến 38 - 39 độ C kèm theo cơn đau sỏi mật dữ dội, vã mồ hôi nhưng cũng có khi chỉ sốt nhẹ nhưng kéo dài. Đây là một trong những điểm để phân biệt triệu chứng sỏi mật và bệnh dạ dày;
Vàng da, vàng mắt: Mức độ ở mỗi người khác nhau tùy vào mức độ tắc mật, thường đi kèm với các triệu chứng như đi ngoài phân trắng, ngứa da. Đây cũng là một trong những điểm để phân biệt triệu chứng sỏi mật và bệnh dạ dày;
Rối loạn tiêu hóa: Cơn đau cấp tính ở túi mật có thể gây buồn nôn và nôn, đầy bụng, chậm tiêu, chán ăn, sợ mỡ, rất dễ nhầm với bệnh dạ dày - tá tràng và bệnh đường tiêu hóa.
Anh Chi/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất