3 dấu hiệu cho thấy có thể trẻ bị chậm phát triển trí tuệ, cần phát hiện sớm để chữa trị cho con
Tin liên quan
Dương Dương là con của một cặp vợ chồng trẻ. Bé hiện đã hơn 9 tháng tuổi. Những ngày nắng ấm gần đây, người mẹ tranh thủ đưa con ra ngoài công viên tắm nắng. Trong khi các em bé khác cùng độ tuổi thỏa thích bò trườn, tìm tòi khám phá mọi thứ trên bãi cỏ, xích đu thì Dương Dương chỉ im lặng nằm trong xe. Khi mọi người hỏi đến và biết được độ tuổi của em, có người lịch sự bảo mẹ Dương Dương rằng nên cân nhắc việc cho con đi khám. Bởi trông bé có vẻ chậm hơn so với bạn bè cùng lứa. Mẹ Dương Dương rất bất ngờ, nghĩ lại cũng thấy con mình đã hơn 9 tháng tuổi rồi mà ngồi đầu vẫn chưa thẳng được, cũng ít khi vận động.
Sau đó gia đình cho bé đi khám và bác sĩ kết luận Dương Dương chậm phát triển trí tuệ, cần phải trải qua quá trình điều trị lâu dài.
Dấu hiệu trẻ chậm phát triển trí tuệ
Trước hết, nếu phát hiện trẻ chậm lớn, thấp hơn, gầy hơn, cao hơn, nhẹ cân hơn so với trẻ cùng tuổi, nhất là trẻ từ một đến ba tuổi thì phải đến bệnh viện chính quy để kiểm tra kịp thời. Đây là dấu hiệu bên ngoài dễ nhận thấy trẻ có thể bị chậm phát triển trí tuệ.
Thứ hai là chậm phát triển về vận động, so với các bé cùng tuổi thì sức lực của bé yếu hơn, nói và đi chậm hơn đáng kể so với các bé cùng tuổi. Đừng nghĩ rằng con bạn sinh ra đã không có tế bào vận động. Trẻ sơ sinh khi còn nhỏ rất hiếu động, sau một ngày tung tăng sẽ không mệt mỏi lắm, vì vậy nếu xảy ra tình trạng trên, mẹ phải hết sức lưu ý.
Cuối cùng là tình trạng chậm phát triển trí tuệ của bé, thông thường bé loại này sẽ bị giảm khả năng tập trung , học hỏi mọi thứ chậm hơn rất nhiều so với các bạn cùng lứa tuổi, lúc này tâm hồn bé cũng mang mặc cảm, tự ti. Nếu phát hiện trẻ gặp trường hợp này thì phải can thiệp y tế càng sớm càng tốt vì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai của trẻ.
Cách phòng tránh trẻ bị chậm phát triển trí tuệ
Trước hết phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục để tránh hôn nhân cận huyết, người mắc bệnh truyền nhiễm nặng không được sinh con, các cặp vợ chồng cũng nên sinh con trong độ tuổi sinh sản (nữ trước 35 tuổi, nam trước 40 tuổi, tuổi lớn hơn dễ gây ra các vấn đề và bất thường về nhiễm sắc thể).
Trước khi kết hôn các cặp vợ chồng cũng nên khám sức khỏe toàn diện, nếu có điều kiện thì khám sàng lọc các bệnh chuyển hóa di truyền để phát hiện sớm và điều trị sớm. Và phải kiểm tra nhiễm sắc thể, điều này rất quan trọng.
Tiếp đến khi có kế hoạch mang thai, phụ nữ cần bổ sung axit folic để tránh các dị tật ống thần kinh. Trong thai kỳ, các bậc làm cha nên cố gắng không hút thuốc hoặc uống rượu, giữ tâm lý thoải mái, ăn nhiều rau quả tươi và lưu ý không nên thức khuya. Tốt nhất là không tiếp xúc với các tác nhân lây nhiễm hoặc khu vực có phóng xạ để không gây tổn thương cho cơ thể.
Cuối cùng, hãy lựa chọn một bệnh viện tốt để sinh, giải quyết tốt hơn những nguy cơ khi sinh để tránh cho trẻ chậm phát triển trí tuệ do ngạt thở.
Moon/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất