Xót xa trường hợp bé 8 tháng tuổi bị tử vong do chó ngao nuôi tại nhà cắn
Tin liên quan
Mới đây, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận trường hợp bệnh nhi 8 tháng tuổi bị chó nuôi cắn ở thái dương bên phải. Mặc dù, bệnh nhi được cấp cứu hồi sức nhưng bệnh nhi mất máu nhiều nên không thể qua khỏi.
Theo TS.BS Lê Việt Khánh, Phó Trưởng Khoa Phẫu thuật Cấp cứu Tiêu hóa, Bệnh viện Việt Đức, bệnh nhi 8 tháng tuổi trú tại Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội bị chó cắn 2 vết thương ở thái dương và vùng chẩm, vết thương lộ tổ chức não.
Bác sĩ Khánh chia sẻ trường hợp bé 8 tháng tuổi tử vong đáng tiếc do chó ngao cắn.
Được biết chó cắn trẻ là chó nhà giống chó ngao của Tây Tạng nặng 40 kg. Khi bé bị chó cắn, mẹ bé đã nhanh chóng hốt hoảng lao vào cứu trẻ nên bị cắn nhiều vết thương.
Sau khi, cứu cháu khỏi con chó ngao, mẹ bé đã nhanh chóng đưa đi bệnh viện Việt Đức cấp cứu. Bệnh nhi vào viện trong tình trạng mất máu rất nhiều, có hiện tượng sốc, không mạch, không huyết áp. Các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu, cầm máu cho bệnh nhân, ép tim ngoài lồng ngực. Tuy nhiên, sau đó, bệnh nhân đã ngừng tim.
Bác sĩ Khánh cho hay: “Tôi cảm thấy rất đáng tiếc cho trường hợp của cháu bé trên, sau hai tiếng cấp cứu tích cực cháu đã không qua khỏi. Nguyên nhân tử vong của cháu bé là bị sốc mất máu nhiều”.
Bác sĩ Khánh cho biết thêm, chó nhà cắn là một trong những tai nạn sinh hoạt rất đáng thương xảy ra với cháu bé chỉ 8 tháng tuổi. Điều đáng nói gia đình cháu nuôi chó không nhốt và không có rọ mõm khiến sự việc đáng tiếc xảy ra. Chó ngao là loại chó có bản tính săn mồi dù đã được thuần dưỡng những cũng vẫn còn ít nhiều đặc tính này.
Gia đình nuôi chó nhà cần lưu ý chú ý tiêm phòng, rọ mõm chó khi đưa đi chơi và nhốt chó vào chuồng khi ở nhà. Đối với các vết thường chảy máu cần dùng khăn sạch hoặc gạc giữ cố định vào vết thương để cầm máu, dùng băng để băng vết thương, chú ý băng bó vết thương với một lực phù hợp để cầm máu, nhưng không được băng quá chặt làm ảnh hưởng đến tuần hoàn hoặc dẫn đến khó chịu.
Nếu lúc này thấy máu vẫn tiếp tục chảy không thể cầm được cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc kịp thời.
“Chó cắn vào các vị trí trung tâm thần kinh đầu mặt cổ sẽ nguy hiểm vì nguy cơ mất máu và tử vong. Khi chó cắn vào các vị trí khác cần rửa vết thương sạch, đưa tới trung tâm ý tế xử lý. Nếu chảy máu nhiều cần ưu tiên cầm máu cho trẻ”, bác sĩ Khánh nói.
Ngọc Minh
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất