Tranh giành, cướp lộc đầu năm tại các lễ hội: Đừng làm tăng thêm THAM, SÂN, SI của con người!

Tranh giành, cướp lộc đầu năm tại các lễ hội: Đừng làm tăng thêm THAM, SÂN, SI của con người!

2017-02-12 09:28
- Tình trạng tranh giành, cướp giật lộc tại các lễ hội trong những ngày đầu năm 2017 khiến người xem không thể lý giải được điều gì khiến nhiều người cuồng loạn đến vậy. Và để xảy ra những hình ảnh xấu xí, phản cảm này, trách nhiệm thuộc về những người làm công tác quản lý lễ hội và cả những người làm văn hóa.

Khi Tết Nguyên Đán đã qua, tranh thủ những ngày đầu xuân, người Việt bắt đầu đi lễ chùa, đi hội làng du xuân với ước vọng cầu xin cho năm mới nhiều sức khỏe, tài lộc…

Hầu như, tất cả những gì người ta có thể xin được thì họ đều kêu cầu trước cửa phật, thánh, thần. Đặc biệt, những vật biểu tượng trong lễ hội như ấn, hoa tre, manh chiếu… sau khi tiến hành chấp lễ xong, nhiều người quan niệm chúng đều mang giá trị tinh thần sâu sắc.

Đầu năm trẩy hội: Có lẽ nào văn hóa “cướp” lên ngôi

Đầu năm trẩy hội: Có lẽ nào văn hóa “cướp” lên ngôi

Cảnh tranh cướp lộc kinh hoàng tại các lễ hội đầu năm 2017 khiến nhiều người ngán ngẩm.

Với tâm niệm được sở hữu những vật phẩm này thì may mắn tài lộc sẽ theo về nhà. Bởi thế, ai cũng cố gắng tìm mọi cách để sở hữu nó. Cũng từ đó xảy ra tình trạng tranh cướp, xô đẩy, chen lấn lẫn nhau.

Tuy chưa đến mức sát thương nhưng đã xảy ra tình trạng tranh giành, xô đẩy để xin đồ cúng lễ tại các lễ hội, chùa chiền, Điều này gây rối loạn trật tự an ninh và vi phạm pháp luật.

Đầu năm trẩy hội: Có lẽ nào văn hóa “cướp” lên ngôi

Đầu năm trẩy hội: Có lẽ nào văn hóa “cướp” lên ngôi

Trước những hình ảnh xấu xí không mấy đẹp mắt trên xảy ra ngay trong tháng Giêng, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ kiến giải: “Mức độ, quy mô, sự phức tạp trong lễ hội đang gia tăng một cách bùng phát. Điều đó dẫn đến việc mất trật tự trị an, đôi khi dẫn đến bạo lực. Điều này đã vi phạm pháp luật. Vì vậy, việc tổ chức lễ hội mà để xảy ra tình trạng này thì trách nhiệm trước hết thuộc về phía nhà quản lý và nhà tổ chức.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian này, những nơi trước đây không phát lộc, phát ấn thì ngày nay đua nhau làm vì vụ lợi, vì lợi ích nhóm. Người ta có thể phát 17 ngàn, 20 ngàn, 25 ngàn cái ấn. Điều này mang lại thu nhập cho chính người tổ chức. Ví dụ phát ấn ở đền Trần trước đây không hề có việc này, việc này chỉ mới được lặp lại khi người ta tái hợp lại lễ hội.

Đầu năm trẩy hội: Có lẽ nào văn hóa “cướp” lên ngôi

Chuyên gia văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ lên án gay gắt tính lợi ích nhóm trong lễ hội.

Lộc từ xưa nay vẫn có. Tất cả những gì được cúng trên bàn thờ thánh, bàn thờ thần, bàn thờ Phật, người ta cho nó là linh thiêng, đem lại sự an lành. Nhưng ngoài những loại thực phẩm truyền thống như lúa, xôi, cơm, gạo… hoặc những vật tượng trưng như những cuộn chỉ hình bông lúa đa sắc màu là lộc để phát cho người đi lễ thì ngày nay nhiều nơi còn có cả tiền thật và cũng được đưa vào gọi là lộc”.

Chưa kể, ngày càng có nhiều lễ hội được tổ chức dành cho các nhóm lao động khác nhau như: Lễ khai ấn dành cho giới quan chức, lễ khai canh dành cho những người nông nghiệp, lễ khai nghệ dành cho những người làm các nghề thủ công; lễ khai bút dành cho trí thức; lễ khai trương nhà hàng sau dịp Tết dành cho giới doanh thương...

Thậm chí theo ông Vĩ: "Người ta còn muốn bịa thêm chuyện phát ấn ở Hoàng thành Thăng Long. Tất cả những điều đó là họ lấy lợi ích nhóm chứ họ không nghĩ đến tính nhân văn đặt lên làm thế ưu tiên".

Đầu năm trẩy hội: Có lẽ nào văn hóa “cướp” lên ngôi

Đầu năm trẩy hội: Có lẽ nào văn hóa “cướp” lên ngôi

Người dân hãy bớt tham, sân, si để không trở thành nạn nhân của những kẻ cơ hội.

Chuyên gia văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ cũng bức xúc nhận định: “Những nơi từ trước đến nay chưa từng phát ấn, đừng bịa thêm chuyện đó nữa. Những nơi đang tổ chức thì hãy làm thật tốt, hãy biến nó thành hành vi mang tính thể thao và đầy tính nhân văn mang đậm tính chân, thiện, mỹ”,

Ông Vĩ cũng cho rằng, người tài ở Việt Nam không thiếu. Tuy nhiên để định hướng được nét văn hóa của các lễ hội thì đó là trách nhiệm của những người làm công tác quản lý lễ hội và cả những người làm văn hóa.

"Tôi ví dụ trong lễ kén, người ta có thể trình diễn bằng một hình thức văn hóa vô cùng lịch sự, chứng tỏ được nhân phẩm hồn Việt Nam so với thế giới không kém gì. Vậy tại sao không ghi nhận nó mà cứ phải tổ chức lễ hội thật đông người để tận thu. Bởi đây là hình thức buôn thần bán thánh… Đừng làm tăng thêm cái tham, sân, si của con người”, ông Vĩ phân trần.

Cù Hiền

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Con gái thời nay: Ngoài miệng thì than ế nhưng trong lòng thì ngại yêu

Đọc nhiều nhất