Tiểu thương tỏ rõ lo lắng trước dự kiến 'lệnh mới' đóng cửa bến xe Giáp Bát, Gia Lâm

Tiểu thương tỏ rõ lo lắng trước dự kiến 'lệnh mới' đóng cửa bến xe Giáp Bát, Gia Lâm

2017-07-21 11:26
- “Nếu đóng cửa bến xe này, tôi không biết phải phiêu bạt đi đâu. Về quê làm ruộng, mỗi vụ vài tạ thóc liệu có đủ cho con ăn học Đại học”, bà Xuyến, một người bán bánh mỳ lâu năm tại bến Giáp Bát chia sẻ.

Mới đây, Sở Quy hoạch kiến trúc (QHKT) Hà Nội vừa lấy ý kiến các sở ban ngành, Hiệp hội nghề nghiệp để hoàn thiện dự thảo “Quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Tiểu thương nhốn nháo trước tin một số bến bãi Hà Nội đóng cửa

Các tuyến của bến xe Giáp Bát sẽ được điều chuyển về bến xe Cổ Bi, bến xe Đông Anh (một số tuyến của tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên đi theo QL3), bến Yên Nghĩa và bến xe phía Nam (Ngọc Hồi).

Theo đó, Sở GTVT Hà Nội dự kiến các tuyến của bến xe Gia Lâm sẽ được chuyển về bến xe Cổ Bi, Đông Anh, Nội Bài và bến xe phía Nam (Ngọc Hồi).

Ngược lại, các tuyến của bến xe Giáp Bát sẽ được điều chuyển về bến xe Cổ Bi, bến xe Đông Anh (một số tuyến của tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên đi theo QL3), bến Yên Nghĩa và bến xe phía Nam (Ngọc Hồi).

Được biết, Hà Nội cũng đưa ra lộ trình đến năm 2030, thành phố sẽ xây dựng 7 bến xe mới, với tổng diện tích 73 ha. Cụ thể, bến xe Nội Bài, 10 ha ở xã Phú Cường, Sóc Sơn; bến xe Đông Anh, 5,3 ha ở xã Uy Nỗ, Đông Anh; bến xe Cổ Bi, 10 ha, ở xã Cổ Bi, Gia Lâm; bến xe Phùng, 15 ha ở thị trấn Phùng, Đan Phượng; Phía Tây, 5 ha ở Hoài Đức; bến xe Phía Nam, 11 ha ở xã Ngọc Hồi, Thanh Trì…

Gặp bà Nguyễn Thị Xuyên (Nam Trực, Nam Định) - người có 10 năm bán bánh mỳ tại bến xe Giáp Bát, bà cho biết: “Tôi bán bánh mỳ ở đây đã 10 năm nay. Thu nhập bình quân mỗi tháng được 3 triệu đồng. Thu nhập ấy cũng không cao, nhưng so với việc cấy lúa ở quê thì mỗi tháng tôi cũng bỏ ra được hơn 2 triệu. Với đồng lương ít ỏi này, nhưng tôi cũng phụ thêm vào được cùng chồng để nuôi 2 đứa học đại học, một con vừa lên lớp 12”.

Theo bà Xuyên, vì mưu sinh kiếm tiền cho con ăn học nên dù cơ cực, bà cũng phải cố gắng. Chính các con cũng là động lực cho bà cố gắng bươn trải nơi bến bãi này: “Việc cấy lúa ở quê cũng không mang lại năng suất cao. Chính vì vậy, tôi không có sự lựa chọn nào khác là ngồi đây bán bánh mỳ”.

Bà Xuyên cũng đã theo dõi thông tin trên các phương tiện truyền thông mấy ngày gần đây và biết được năm 2020 sẽ đóng cửa bến xe Giáp Bát và bến xe Gia Lâm. Điều này khiến bà rất lo lắng và hoang mang.

Theo người phụ nữ này, buôn có bạn, bán có phường. Hơn 10 năm bán hàng tại đây, bà đã quen địa điểm, quen vị trí. Do đó, nếu vài năm nữa đóng cửa bến xe, không biết bà sẽ phải đi đâu: “Nếu đóng cửa bến xe, có lẽ chúng tôi sẽ chỉ biết về quê làm ruộng thôi, không biết đi đâu nữa”.

Tiểu thương nhốn nháo trước tin một số bến bãi Hà Nội đóng cửa

Những người làm thuê và kinh doanh manh mún tại bến xe đều lo lắng chưa biết làm thế nào trước dự kiến lệnh đóng cửa bến xe.

Ở đâu có cầu, ở đó có cung. Khi bến xe Giáp Bát đóng cửa, tôi sẽ chuyển sang bến Cổ Bi hoặc bến xe Đông Anh tiếp tục buôn bán. Ở trên người ta đã chỉ đạo rồi thì mình chỉ biết thực hiện. Chứ tâm tư nguyện vọng thì ai thấu. Huống chi chúng tôi chỉ là những tiểu thương làm ăn manh mún. Có lí do gì để nêu quan điểm”, bà Nguyễn Thị Lành, người 15 năm làm nghề bán nước trong bến xe Giáp Bát lên tiếng.

 Anh Thắng, một lái xe đường dài lộ trình Đắc Lắc - Giáp Bát thì phân trần rằng: “Tôi chưa nhận được thông tin sẽ đóng cửa bến xe Giáp Bát trong vài năm tới. Nhưng không sao cả. Đó là quyết sách của Bộ Giao Thông nên chúng tôi sẽ thực hiện”.

Anh Thắng cho biết thêm, anh sẽ vẫn tiếp tục làm công việc này dù mấy năm nữa bến xe có đóng cửa. Bởi vì nó đã gắn bó với anh 28 năm nay. Việc chỉ đạo của các ban ngành sẽ giúp cho thành phố ngày càng thông thoáng, đó là điều nên làm và không có gì phải bàn cãi. Anh chỉ hi vọng những quyết sách ấy là đúng đắn và thực sự hiệu quả.

Trả lời PV Emdep.vn, Ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc Bến xe Giáp Bát (Hà Nội) cho biết:Hiện nay, trong bến xe có tất cả hơn 950 lượt/ngày. Ngày hôm qua, có 50 chuyến xe khách theo lộ trình Mỹ Đình- Ninh Bình cũng được chuyển về bến Giáp Bát. Trước đó, tổng số xe chạy tuyến Giáp Bát - Ninh Bình đã có 180 chuyến. Hôm qua nhận thêm 50 chuyến nữa, tổng có 230 chuyến xe chạy tuyến này. Theo chỉ đạo của thành phố điều chuyển theo hướng tuyến, đợt đầu đã chuyển một số tuyến xe rồi. Hôm qua họ luân chuyển nốt một số chuyến còn lại”.

đóng cửa bến xe Giáp Bát

Ông Nguyễn Tất Thành, giám đốc bến xe Giáp Bát.

Cũng theo chia sẻ của vị giám đốc này, dù biết việc điều chuyển trên sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp, một số nhà xe. Nhưng vì mục đích chung nên các doanh nghiệp cũng nên chia sẻ.

Đề cập đến việc điều chuyển các tuyến của bến xe Giáp Bát về bến xe Cổ Bi, bến xe Đông Anh, vị giám đốc này cho biết: “Hôm nay, phía nhà đài và các nhà báo đến hỏi rất nhiều xoay quanh việc này. Tuy nhiên, tôi chưa nhận được công văn chính thức nên chưa thể bình luận gì được. Hơn thế nữa, việc đưa ra một quyết sách cho thành phố chắc chắn cũng được bàn bạc rất kỹ lưỡng trước đó từ các ban bộ ngành.

Chúng tôi là cấp dưới, việc duy nhất là thực thi và hỗ trợ tích cực để hoàn thành đúng chỉ thị đưa ra mà thôi”.

Dương Tuệ Mẫn

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


4 sao Việt có nhan sắc cùng thần thái ngày càng 'lên hương' sau khi sinh

Đọc nhiều nhất