Thực tế trớ trêu mùa dịch sốt xuất huyết: Sợ sốt xuất huyết ghé thăm nhưng nhiều hộ dân lại “ngại” phun thuốc muỗi

Thực tế trớ trêu mùa dịch sốt xuất huyết: Sợ sốt xuất huyết ghé thăm nhưng nhiều hộ dân lại “ngại” phun thuốc muỗi

Thu Hà 2017-08-20 07:00
- Nhiều người cho rằng, phun thuốc để diệt trừ muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe nhất là đối với người già và trẻ nhỏ trong nhà.

Sợ ho, mẩn ngứa, độc…

Ái ngại, tìm nhiều lý do để không hợp tác phun thuốc, thậm chí còn không mở cửa nhà mặc dù biết cán bộ y tế tới tận nhà phun thuốc diệt muỗi gây bệnh sốt xuất huyết... đang là thực tế trớ trêu xảy ra tại một số nhà dân trên địa bàn TP. Hà Nội trong thời gian gần đây.

Theo tìm hiểu của PV Emdep, đằng sau câu chuyện người dân đóng cửa từ chối phun thuốc muỗi phòng chống sốt xuất huyết là “nghìn lẻ lý do”. Mặc dù người dân nào cũng biết tác dụng tích cực của phun thuốc diệt muỗi trong thời điểm dịch sốt xuất huyết đang hoành hành.

Ngàn lẻ lý do khiến người dân “ngại” phun thuốc muỗi

Đã xảy ra hiện tượng nhà dân đóng cửa không cho phun thuốc diệt muỗi tại Hà Nội. Ảnh minh họa. 

Chị Ngọc Anh (Q. Hà Đông, Hà Nội) tâm sự, thời điểm này năm ngoái, chị cũng phải từ chối phun thuốc diệt muỗi trong đợt tổng phun thuốc của phường vì nhà có trẻ sơ sinh.

“Nhà mình ở chung, không phân biệt các phòng. Trong khi đó, trẻ sơ sinh lại không thể bế ra ngoài đường. Nếu phun thuốc thì con sẽ hít toàn bộ thuốc, rất độc hại, nguy hiểm. Mặc dù biết không nên nhưng mình vẫn phải từ chối”, chị Ngọc Anh nói.

Rút kinh nghiệm, năm nay để chủ động phòng bệnh, chị đã thắp tinh dầu sả chanh trong nhà suốt mấy tháng nay. Ngoài ra, cả nhà chị luôn đề cao tinh thần diệt muỗi, diệt bọ gậy bằng cách lật úp các dụng cụ chứa nước, dọn dẹp nhà cửa thường xuyên để muỗi không có chỗ ẩn náu…

“Hiện tại, nhà mình gần như không có muỗi. Nên nếu có đoàn phun thuốc đến thì có lẽ cũng phải từ chối vì sợ ảnh hưởng đến hai đứa trẻ nhỏ hay mắc bệnh hô hấp. Mẹ mình lại đang bị bệnh viêm da dị ứng nên càng dễ mẩn ngứa nếu tiếp xúc với thuốc này”, chị Ngọc Anh ái ngại cho biết.

Anh Bùi Nhật Tú (Hà Nội) cũng đang không khỏi bức xúc vì mất cả buổi dọn nhà, bọc bát đĩa, nồi xoong, nhưng phun thuốc xong, muỗi vẫn “bay vè vè” khắp nhà.

Thực tế trớ trêu mùa dịch sốt xuất huyết: Sợ sốt xuất huyết ghé thăm nhưng lại “ngại” phun thuốc muỗi

Một lý do bi hài khác khiến anh Trần Bảo Long (TP.HCM) không muốn phun thuốc muỗi là vì sự an toàn của…bể cá cảnh.

“Tôi đã cẩn thận dặn nhân viên y tế đừng phun vào bể cá cảnh mấy chục triệu ngoài sân. Thậm chí cẩn thận lấy cả bạt phủ lên trên bể. Vậy mà chỉ loáng sau, cá đã… chết sạch. Bố tôi giận tím mặt”, anh Long kể.

Chị Nguyễn Thanh Thủy (Hà Nội) thì khổ sở vì sau khi phun thuốc muỗi, cả nhà chị dị ứng mất mấy ngày trời. “Người nóng ran lên, ngứa ngáy khủng khiếp”, chị Thủy bộc bạch.

Mới đây, tại trường THCS Quang Trung – Đống Đa, Hà Nội có nhiều học sinh sau khi đi học đã bị dị ứng do trước đó nhà trường đã phun thuốc muỗi. Một phụ huynh có con học lớp 7 chia sẻ cháu bị ngứa, mặt mề đay sưng đỏ rất khó chịu.

Ngay sau khi có thông tin từ bậc phụ huynh về trẻ bị “ngộ độc” thuốc diệt muỗi từ trường, Trường THCS Quang Trung đã có thông báo gửi tới phụ huynh học sinh cho con nghỉ học, tra thuốc mắt, uống thuốc dị ứng nếu mẩn ngứa nhiều.

Cần đảm bảo phun thuốc đầy đủ để phòng bệnh

Trước tình hình dịch sốt xuất huyết diễn biến bất thường, trong cuộc họp khẩn chống dịch vào chiều tối ngày 17/8, Bộ trưởng Y tế yêu cầu Hà Nội nên lập bản đồ để chiến dịch phun thuốc diệt muỗi đảm bảo đầy đủ và thuận tiện cho việc kiểm tra, rà soát, phun lần sau.

Bộ Y tế cũng đã cấp thêm cho Hà Nội 30 máy phun đeo vai và 300 lít hóa chất Hantox-200 diệt muỗi. Ngoài hỗ trợ máy phun, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái còn đưa cả bác sĩ và cán bộ kỹ thuật tăng cường cho thủ đô chống dịch.

phun thuốc diệt muỗi

Về ý kiến cho rằng phun thuốc muỗi không hiệu quả, muỗi kháng thuốc, PGS.TS Trần Như Dương, Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương cho rằng điều này không chính xác.

“Phun thuốc diệt muỗi là việc cần thiết trong mùa dịch. Tuy nhiên, phun thuốc chỉ có tác dụng nhất thời, diệt đàn muỗi trưởng thành. Nhưng bọ gậy/ loăng quăng hôm sau sẽ nở thành đàn muỗi mới. Diệt muỗi mà không diệt bọ gậy thì không có tác dụng. Mỗi gia đình cần là một pháo dài diệt bọ gậy. Việc này ngày nào cũng phải làm.

Chỉ cần một cái lon bia, một chiếc lá khô cong lên, có nước rơi vào là có một ổ bọ gậy nhung nhúc ở đó!”, PGS. Dương khuyến cáo. 

Thu Hà

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


3 kiểu mũ hot hit của mùa đông năm nay, nàng nào cũng nên sở hữu ít nhất 1 item để phong cách được nâng tầm

Đọc nhiều nhất