Quyền lợi được nghỉ gần 50 ngày/năm: Giúp việc chưa biết, chủ "làm ngơ"?
2014-10-09 14:42
- (Em đẹp) - Nhiều người giúp việc vẫn chưa biết quy định được nghỉ ít nhất 4 ngày/tháng.
Tin liên quan
Từ 5/10/2014, thông tư số 19/2014/TT-BLĐTBXH (hướng dẫn Nghị định 27/2014/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về lao động là người giúp việc gia đình) quy định: Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ bình quân ít nhất 4 ngày trong 1 tháng chính thức có hiệu lực. Người lao động mà cụ thể ở đây là người giúp việc gia đình khá phấn khởi, trong khi đó những chủ gia đình có thuê người giúp việc thì không khỏi băn khoăn.
Người giúp việc chưa hay biết?
Vẫn chưa biết gì về thông tư mới của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, chị Mai (45 tuổi, quê Nam Định), giúp việc cho một gia đình ở quận Tây Hồ chia sẻ: "Những người đi làm công việc này, phần đông là ở độ tuổi từ 45 - 50 tuổi. Tuổi chưa phải là cao nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên chúng tôi phải chấp nhận xa chồng, xa con để làm công việc này cũng lắm vất vả. Nhiều chị em cùng quê với tôi đi làm được 1-2 năm thì gia đình tan vỡ vì lý do chồng bồ bịch. Bản thân tôi khi đến mỗi gia đình nhận việc đều xin về 2 lần trong tháng, vừa là thăm nhà, vừa là để "hâm nóng" tình cảm vợ chồng".
Khi nghe chúng tôi nói về Thông tư được nghỉ 4 ngày trong tháng, chị Mai không giấu nổi vui mừng. Bởi vì, khi mới bắt đầu làm công việc này, điều chị băn khoăn nhất là làm thế nào để giữ được hạnh phúc gia đình, không dẫn đến chuyện đổ vỡ như những chị em khác.
Bà Nguyễn Thị Vọng (57 tuổi, khu tập thể E8, Thanh Xuân Bắc, Hà Nội) cũng chưa hay biết gì về Thông tư này. Mới chỉ nghe qua nội dung, bà Vọng cũng mừng ra mặt vì đây là quyền lợi thiết thực của bản thân. |Bởi vì, từ trước đến nay, người giúp việc gia đình như bà không có một chế độ gì để đảm bảo quyền lợi cho mình. Nếu may mắn gặp được chủ nhà tốt, thoải mái, quan tâm còn đỡ, nếu không thì cũng đành cam chịu hoặc tìm nhà nào có chủ "dễ chịu" hơn.
Nghe tin từ ngày 5/10, những người làm nghề giúp việc gia đình sẽ được nghỉ bình quân ít nhất 4 ngày trong 1 tháng, chị Lê Thị Thoa (46 tuổi, thôn La Thiện, xã Tản Hồng, Ba Vì , Hà Nội) khấp khởi vui mừng. Có thâm niên làm giúp việc gia đình đã 4 - 5 năm nay cho nhiều gia đình, chị Thoa hiểu rõ phần nào những khó nhọc và vất vả của công việc này. Khó khăn không chỉ ở việc thức khuya dậy sớm, hao tốn sức lực mà ở sự gò bó về thời gian và chịu cảnh xa cách gia đình.
Từ 5/10, người giúp việc được nghỉ ít nhất 4 ngày/tháng.
"Nhiều người nhìn vào cứ bảo giúp việc bây giờ "sướng", mọi việc nhà phần lớn có máy móc hỗ trợ như giặt quần áo thì đã có máy giặt, nấu nướng cũng có lò vi sóng hay bếp từ, bếp gas… chẳng mấy người còn phải lau nhà bằng giẻ lau, lại ăn cơm với chủ, lương cao. Thậm chí có người còn tô vẽ cho rằng chúng tôi còn có thời gian rảnh đàn đúm với nhau. Nhưng chị em chúng tôi đi làm nghề này bao năm, thường phải dậy từ 5 giờ sáng để lo việc nhà. Nhà nào có trẻ thì có khi phải trông trẻ cả trưa, thậm chí trông đến 9 - 10 giờ tối, rất mệt mỏi", chị Thoa cho hay.
Theo quan điểm của chị Thoa, quy định được nghỉ 4 ngày trong tháng mới được đưa ra là khá hợp lý, dù không nhất thiết phải nghỉ vào ngày Chủ nhật hoặc những ngày lễ, Tết, miễn là có thêm thời gian ở gần gia đình.
"Tôi làm được hơn 4 năm, đã từng giúp việc cho nhiều gia đình. Mỗi chỗ làm một ngày nghỉ khác nhau. Bản thân tôi có bố mẹ già, nên hàng tháng thường được cho nghỉ 2 ngày. Một lần duy nhất gia đình có công việc đột xuất thì được nghỉ 3 - 4 ngày trong tháng là cùng, còn lại hầu như không được nghỉ", chị Thoa cho biết.
Người giúp việc chưa hay biết?
Vẫn chưa biết gì về thông tư mới của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, chị Mai (45 tuổi, quê Nam Định), giúp việc cho một gia đình ở quận Tây Hồ chia sẻ: "Những người đi làm công việc này, phần đông là ở độ tuổi từ 45 - 50 tuổi. Tuổi chưa phải là cao nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên chúng tôi phải chấp nhận xa chồng, xa con để làm công việc này cũng lắm vất vả. Nhiều chị em cùng quê với tôi đi làm được 1-2 năm thì gia đình tan vỡ vì lý do chồng bồ bịch. Bản thân tôi khi đến mỗi gia đình nhận việc đều xin về 2 lần trong tháng, vừa là thăm nhà, vừa là để "hâm nóng" tình cảm vợ chồng".
Khi nghe chúng tôi nói về Thông tư được nghỉ 4 ngày trong tháng, chị Mai không giấu nổi vui mừng. Bởi vì, khi mới bắt đầu làm công việc này, điều chị băn khoăn nhất là làm thế nào để giữ được hạnh phúc gia đình, không dẫn đến chuyện đổ vỡ như những chị em khác.
Bà Nguyễn Thị Vọng (57 tuổi, khu tập thể E8, Thanh Xuân Bắc, Hà Nội) cũng chưa hay biết gì về Thông tư này. Mới chỉ nghe qua nội dung, bà Vọng cũng mừng ra mặt vì đây là quyền lợi thiết thực của bản thân. |Bởi vì, từ trước đến nay, người giúp việc gia đình như bà không có một chế độ gì để đảm bảo quyền lợi cho mình. Nếu may mắn gặp được chủ nhà tốt, thoải mái, quan tâm còn đỡ, nếu không thì cũng đành cam chịu hoặc tìm nhà nào có chủ "dễ chịu" hơn.
Nghe tin từ ngày 5/10, những người làm nghề giúp việc gia đình sẽ được nghỉ bình quân ít nhất 4 ngày trong 1 tháng, chị Lê Thị Thoa (46 tuổi, thôn La Thiện, xã Tản Hồng, Ba Vì , Hà Nội) khấp khởi vui mừng. Có thâm niên làm giúp việc gia đình đã 4 - 5 năm nay cho nhiều gia đình, chị Thoa hiểu rõ phần nào những khó nhọc và vất vả của công việc này. Khó khăn không chỉ ở việc thức khuya dậy sớm, hao tốn sức lực mà ở sự gò bó về thời gian và chịu cảnh xa cách gia đình.
Từ 5/10, người giúp việc được nghỉ ít nhất 4 ngày/tháng.
"Nhiều người nhìn vào cứ bảo giúp việc bây giờ "sướng", mọi việc nhà phần lớn có máy móc hỗ trợ như giặt quần áo thì đã có máy giặt, nấu nướng cũng có lò vi sóng hay bếp từ, bếp gas… chẳng mấy người còn phải lau nhà bằng giẻ lau, lại ăn cơm với chủ, lương cao. Thậm chí có người còn tô vẽ cho rằng chúng tôi còn có thời gian rảnh đàn đúm với nhau. Nhưng chị em chúng tôi đi làm nghề này bao năm, thường phải dậy từ 5 giờ sáng để lo việc nhà. Nhà nào có trẻ thì có khi phải trông trẻ cả trưa, thậm chí trông đến 9 - 10 giờ tối, rất mệt mỏi", chị Thoa cho hay.
Theo quan điểm của chị Thoa, quy định được nghỉ 4 ngày trong tháng mới được đưa ra là khá hợp lý, dù không nhất thiết phải nghỉ vào ngày Chủ nhật hoặc những ngày lễ, Tết, miễn là có thêm thời gian ở gần gia đình.
"Tôi làm được hơn 4 năm, đã từng giúp việc cho nhiều gia đình. Mỗi chỗ làm một ngày nghỉ khác nhau. Bản thân tôi có bố mẹ già, nên hàng tháng thường được cho nghỉ 2 ngày. Một lần duy nhất gia đình có công việc đột xuất thì được nghỉ 3 - 4 ngày trong tháng là cùng, còn lại hầu như không được nghỉ", chị Thoa cho biết.
Chủ nhà đành "im lặng"
Cho nên, việc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ra Thông tư quy định về số ngày nghỉ của người giúp việc càng khiến vợ chồng chị cảm thấy bối rối vì sợ người giúp việc lại "làm mình làm mẩy". Thậm chí, theo lời chị Giang, gia đình chị hay một số người khác đang thuê giúp việc biết Thông tư mới nhưng không biết làm cách nào để thực hiện theo nên đành "làm ngơ".
Chị Giang nói: "Công việc của vợ chồng tôi đều bận rộn và chỉ được nghỉ cuối tuần. Bây giờ, nếu cho người giúp việc nghỉ cuối tuần thì sẽ ảnh hưởng đến công việc của chúng tôi. Vì những ngày nghỉ chúng tôi cũng muốn nghỉ ngơi, trong khi giờ lại phải tất bật với việc nhà, con cái. Thêm một băn khoăn nữa là lương cho người giúp việc tôi thấy theo mặt bằng chung là đã cao rồi. Chúng tôi học đại học, đi làm cũng chỉ 2 - 3 triệu/tháng, mấy năm mới được tăng lương một lần. Trong khi lương của nghề giúp việc nhà lại tăng theo thỏa thuận. Thực tế gia đình tôi từng thay nhiều người giúp việc, có người "yêu sách" nhiều, không ưng ý là đi ngay. Giờ thêm quy định này lại càng khó hơn cho nhà chủ".
Còn với chị Nguyễn Thị Huế (Long Biên, Hà Nội) đang phải tất bật nhờ bạn bè đăng lên các diễn đàn để… tìm người giúp việc. Bởi vì người giúp việc cũ đã gắn bó với gia đình chị 2 năm nay bỗng dưng đòi nghỉ việc."Bây giờ người giúp việc biết Thông tư này sẽ lại ra các yêu sách và thêm ngày nghỉ là thêm vất vả cho chúng tôi. Vợ chồng tôi làm theo giờ giấc không cố định nên lo quá, nếu không có giúp việc thật không biết xoay sở thế nào", chị Huế lo lắng.
Trong khi nhiều người giúp việc gia đình đang khấp khởi mừng thì nhiều chủ sử dụng lao động lại tỏ ra băn khoăn, thậm chí có người làm như không biết. Trường hợp chị Đỗ Thị Giang (phường Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội), vì bố mẹ chồng lẫn bố mẹ đẻ đều ở xa, lại một nách 2 đứa con nhỏ nên không ít lần vợ chồng chị điêu đứng tìm người giúp việc. Bởi vì, có người trái tính, trái nết, không hợp cách sống của gia đình nên bịa đủ lý do để nghỉ việc. "Nhiều người xin nghỉ một vài ngày thì nghỉ luôn hẳn một tuần, khiến vợ chồng tôi xoay như chong chóng" - chị Giang cho hay.
Cho nên, việc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ra Thông tư quy định về số ngày nghỉ của người giúp việc càng khiến vợ chồng chị cảm thấy bối rối vì sợ người giúp việc lại "làm mình làm mẩy". Thậm chí, theo lời chị Giang, gia đình chị hay một số người khác đang thuê giúp việc biết Thông tư mới nhưng không biết làm cách nào để thực hiện theo nên đành "làm ngơ".
Trên thực tế, ai sẽ giám sát các chủ nhà việc thực hiện Thông tư này mới là quan trọng.
Chị Giang nói: "Công việc của vợ chồng tôi đều bận rộn và chỉ được nghỉ cuối tuần. Bây giờ, nếu cho người giúp việc nghỉ cuối tuần thì sẽ ảnh hưởng đến công việc của chúng tôi. Vì những ngày nghỉ chúng tôi cũng muốn nghỉ ngơi, trong khi giờ lại phải tất bật với việc nhà, con cái. Thêm một băn khoăn nữa là lương cho người giúp việc tôi thấy theo mặt bằng chung là đã cao rồi. Chúng tôi học đại học, đi làm cũng chỉ 2 - 3 triệu/tháng, mấy năm mới được tăng lương một lần. Trong khi lương của nghề giúp việc nhà lại tăng theo thỏa thuận. Thực tế gia đình tôi từng thay nhiều người giúp việc, có người "yêu sách" nhiều, không ưng ý là đi ngay. Giờ thêm quy định này lại càng khó hơn cho nhà chủ".
Còn với chị Nguyễn Thị Huế (Long Biên, Hà Nội) đang phải tất bật nhờ bạn bè đăng lên các diễn đàn để… tìm người giúp việc. Bởi vì người giúp việc cũ đã gắn bó với gia đình chị 2 năm nay bỗng dưng đòi nghỉ việc."Bây giờ người giúp việc biết Thông tư này sẽ lại ra các yêu sách và thêm ngày nghỉ là thêm vất vả cho chúng tôi. Vợ chồng tôi làm theo giờ giấc không cố định nên lo quá, nếu không có giúp việc thật không biết xoay sở thế nào", chị Huế lo lắng.
Từ ngày 05/10/2014, người lao động giúp việc gia đình được nghỉ bình quân ít nhất 4 ngày trong 1 tháng. Đây là một trong những nội dung quy định tại Thông tư số 19/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 27/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình. |
Thủy Nguyên
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Học nữ chính 'Hạ cánh nơi anh' loại bỏ vai u thịt bắp với 5 bài tập đơn giản