Quàng chăn bán hàng, đội mưa đi lễ chùa ở chợ Viềng

Quàng chăn bán hàng, đội mưa đi lễ chùa ở chợ Viềng

2017-02-04 10:24
- Cơn mưa bất ngờ trút xuống khiến du khách phải mặc áo mưa khi lễ chùa tại quần thể di tích Phủ Giầy (Vụ Bản, Nam Định), tối 3/2.

Mặc dù nửa đêm mùng 8 tháng Giêng mới chính thức khai hội chợ Viềng (Phủ Giầy, Vụ Bản, Nam Định) nhưng ngay từ chiều hôm trước, hàng nghìn người đã đổ về mua bán, cầu lộc nhân dịp năm mới. 

    Tối 3/2, nhiều du khách hành hương từ xa về Phủ Giầy phải mặc áo mưa đứng khấn vái tại chùa. 

Chị Hồng Anh (Nam Định) mặc áo mưa đứng khấn từ ngoài đường.

 Nhiều người cho rằng đi lễ đầu năm gặp mưa là một sự may mắn. 

Trước đó, thời tiết chuyển rét khiến chị Hoa (Hà Nam), một người bán hàng ở chợ phải khoác thêm chăn: “Tôi mở hàng từ sáng, lúc ấy trời nắng nóng nên chủ quan không mang áo rét, bây giờ gió mạnh quá phải lấy thêm chăn để ủ ấm”.

    Đây là năm thứ 4 chị Hương (Thái Bình) bày bán ở chợ Viềng, mỗi phiên chợ ngắn ngủi như thế này chị thu được khoảng 1 triệu đồng cả vốn lẫn lãi. Chị tranh thủ ăn tối trước khi khách đổ về đêm chợ. 

 Chị Đỗ Thị Vẻ - thương nhân ở chợ Viềng - phấn khởi khi vừa bán được cây sung giá 350.000 đồng nhưng khách trả hẳn 1 triệu đồng. 

    Trời về đêm, lượng người đổ về càng lúc càng đông.

    Đây là phiên chợ độc đáo của tỉnh Nam Định, chỉ mở duy nhất một đêm trong năm mới. 

    Chợ bày bán các mặt hàng cây cảnh, dao kéo, đồ cổ, đồ gốm sứ… cho du khách đi lễ chùa, tham quan du lịch. 

 Du khách thoải mái xem hàng hóa và trả giá. Họ tin rằng mua những vật dụng tại đây mang về nhà sẽ gặp may mắn trong năm.

Anh Tuấn (Thái Bình) cho biết: “Tôi thấy người bán họ nói giá bao nhiêu thì mua thôi chứ không trả cụ thể, bởi với tôi đầu năm đi lễ chùa cầu may là chính”. Sau đó, anh Tuấn mua một con dao với giá 50.000 đồng. 

    Hai người phụ nữ xem xét kỹ càng món hàng đồ trang trí để mua về bày biện trong nhà. 

Lan tai trâu được bán theo cân tại cửa hàng của anh Vân (Cao Bằng) với mức giá 550.000 đồng/kg. 

Ông Huấn (Hà Nam) đang lựa chọn cây lan ưng ý. Năm nào ông cũng đi chợ và sắm được nhiều cây yêu thích. 

    Ngoài các đồ vật trên thì thịt cũng được bày bán nhộn nhịp ở chợ Viềng. 

Thịt bò giá dao động từ 160.000-250.000 đồng/kg. 

    Dịch vụ xe ôm trở nên đắt khách vào dịp này. Một bác tài xế chào mời khách trẩy hội với mức giá 40.000 đồng cho đoạn đường dài 2 km. 

chợ Viềng

Nhưng nhiều người lại lựa chọn đi bộ từ chợ ra chỗ để xe để giảm chi phí cho chuyến hành hương.     

Hội chợ Viềng, khu hội chợ chính nằm trong thôn Trung Thành nhưng bao xung quanh nó là cả một quần thể di tích, như đình chùa, đền phủ, lăng tẩm như: lăng Mẫu, đền Vua, chùa Long Vân, chùa Cao, Phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát, đình ông Khổng... được xây dựng từ thế kỷ 19 cách đây hàng trăm năm.  

Các di tích này được Bộ Văn hóa xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá. Cụm di tích này chủ yếu thờ bà chúa Liễu Hạnh - một nhân vật văn hoá dân gian vừa giống như có thật, vừa như truyền thuyết.  

Chợ Viềng họp cả ngày vào mùng 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhưng du khách ở xa thường về từ sớm, rậm rịch họp chợ từ tối hôm trước cho đến sáng và hết cả ngày hôm sau.  

Chợ Viềng không bán mua những sản phẩm ngoại lai cao cấp, hào nhoáng đắt tiền. Sản phẩm được đem ra mua bán ở đây chủ yếu là các cây trồng, vật nuôi từ cây trồng để lấy gỗ, cây hoa cây cảnh, các loại cây ăn quả, thậm chí cả cây cà, chanh, ớt hay các vật dụng sản xuất nhỏ của nhà nông.  

Du khách có thể tìm mua ở đây từ cái cày, cái cuốc đến đò dùng của nhà nông như đôi quang thúng, cái đòn gánh hay những thực phẩm cần thiết cho cuộc sống con người như gạo, thịt, quần áo, giày dép… Chợ cũng bán cả những bộ tế khí, chiếc lư hương bằng đồng, cùng trăm nghìn vật dụng linh tinh khác.      

Theo Zing.vn

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Top 5 con giáp luôn được phúc báo cả đời, cuộc sống thuận lợi vẹn toàn

Đọc nhiều nhất