Những PHONG TỤC LẠ ĐỜI trong ĐÁM TANG NGƯỜI VIỆT dù còn nhiều tranh cãi vẫn tồn tại đến ngày nay
Tin liên quan
Mua “hòm dưỡng già”
Ngày trước, một số gia đình khá giả ở nông thôn Nam bộ có tục mua “hòm dưỡng già” với mong muốn ông bà trong nhà sẽ sống thọ với con cháu. Chiếc hòm này được đặt ở bên hiên nhà; có vài trường hợp cá biệt đặt cạnh giường, tủ...
Điều tưởng như phi lý trên thực tế lại rất có lý, mà bằng logic thông thường sẽ không cắt nghĩa được. Rõ ràng nó thể hiện sự lạc quan của người Nam bộ ngay với cái chết và cả đạo hiếu với ông bà.
Rải tiền thật, vàng mã trên đường đi đưa tiễn người quá cố
Việc rải tiền thật và vàng mã trên đường đi đưa tiễn người quá cố đã trở thành “thói quen” đối với người dân Bình Phước, người miền Bắc, Trung, nhưng thường tiền thật có mệnh giá 200-500-1.000 đồng.
Theo đó, xe đưa quan tài vừa xuất phát ra khỏi nhà, thân nhân của người quá cố đã được phân công trước, cầm một xấp tiền âm phủ và một xấp tiền giấy thật mệnh giá từ 1.000 đến 5.000 đồng rải đều trên suốt chặng đường.
Hầu như đám tang nào gia đình cũng được các thầy hoặc người “hiểu biết” chỉ dẫn phải rải tiền trên khắp đường đi. Người qua đời còn được người thân cẩn thận nhét vào túi áo mấy chục nghìn tiền lẻ hoặc thậm chí cho ngậm vàng trong miệng để làm lộ phí tiêu xài khi xuống cõi âm.
Khi rải tiền thật, tiền âm phủ, vàng mã ra đường trong đám tang. Những đứa trẻ hành nghề bán vé số và thậm chí là người đi đường đã không ngần ngại dừng xe lại tranh nhau giành giật, mong nhặt được càng nhiều càng tốt bất chấp sự nguy hiểm của các phương tiện lưu thông trên đường.
Dù nhiều người cho rằng hành động rải tiền của gia chủ trong đám tang là hủ tục quá lãng phí, vi phạm pháp luật và khiến người đi đường gặp nguy hiểm cũng như gây phản cảm cho xã hội nhưng thực tế phong tục này vẫn tồn tại ở nhiều nơi.
Đám tang nhộn hơn đám cưới
Nói có vẻ "sai quan điểm" nhưng đây là thực tế ở nhiều nơi. Đám cưới thì hát hò, đàn sáo quá lắm cũng 22h đêm là nghỉ, nhưng đám tang thì thâu đêm. Bao nhiêu ngày diễn ra tang lễ là bấy nhiêu ngày người dân sống cùng khu vực đó phải chịu đựng cảnh bị tra tấn âm thanh từ sáng sớm cho đến 2-3 giờ sáng ngày hôm sau.
Đó chính là quan niệm của người miền Nam, đám tang phải được tổ chức ồn ào, vui vẻ như thế để mong người thân của mình yên tâm ra đi, sớm siêu thoát; không bị nước mắt, không khí buồn thảm của gia đình, người thân làm lưu luyến cõi trần. Nhạc lễ, từ xưa đã là một phần không thể thiếu của việc tang tế ở vùng đất Nam Bộ.
Tuy quan niệm là vậy và mỗi vùng miền, phong tục tập quán khác nhau nhưng những cảnh náo nhiệt, vui vẻ thái quá trong đám ma Sài Gòn bây giờ có còn đúng với phong tục truyền thống ban đầu của nó? Bởi hiện nay, các trò lố ngày một trở nên phảm cảm trong đám tang Nam Bộ.
Thực tế, nhiều gia chủ còn thuê người đồng tính về hát đám ma với những trò kệch cỡm, lố lăng trước quan tài người chết thì thật khó chấp nhận. Những màn múa lửa, mặc bikini hở hang trước quan tài chỉ khiến những người chứng kiến thấy sự thô tục, chỉ có con nít và đám thanh niên choai choai là thích thú vì được rửa mắt với hình ảnh lạ.
Nhiều đám tang còn giống hệt như như một vũ trường, quán bar di động. Các nhóm thanh niên hò hét, nhảy múa theo các vũ công nói giọng ẻo lả khiến nhiều người đớn đau dùm cho người đã khuất…
Vân Anh
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất