Nhiều người vẽ mực lên mắt để con không chơi đồ công nghệ, nhưng có một sự thật này mà không phải ai cũng biết còn đáng lo hơn nhiều
Tin liên quan
Mấy ngày gần đây, cư dân mạng chia sẻ hình ảnh về việc ngăn con chơi điện thoại quá nhiều bằng cách lấy son hoặc mực tô lên xung quanh mắt con khi bé ngủ. Sau đó, khi bé ngủ dậy sẽ khiến con khóc mếu máo vì sợ hãi. Bởi trước đó nhiều phụ huynh đã cảnh báo con là nếu chơi điện thoại nhiều sẽ bị thâm mắt và khi thấy mực lấm lem như vậy trẻ sẽ nghĩ là mắt bị như bố mẹ cảnh báo.
Nhiều phụ huynh đã làm theo, nhưng xung quanh sự việc cũng có nhiều ý kiến trái chiều. Có ngươi cho rằng làm vậy là không nên vì điều này có thể khiến mực dây vào mắt con sẽ ảnh hưởng đến mắt,
"Tất nhiên, mỗi phụ huynh sẽ có một cách dạy con, cấm con nhưng tôi nghĩ rằng làm như vậy mà dây mực vào mắt con cũng không phải là điều tốt", một bà mẹ ở Hà Nội cho hay.
Ở một góc quan điểm khác nhiều người lại cho rằng, đây chỉ là giải pháp tình thế. Chị Na (Hà Nội) cho rằng, điều này là bố mẹ đang dạy con về sự lừa dối. Vì cách này đâu phải có thật khiến mắt thâm mà chỉ là do mực vẽ nên mà thôi. Nó cũng giống như một cách lừa dối với trẻ.
"Nếu ngăn con chơi điện thoại bằng cách nói dối như vậy, khi trẻ phát hiện bố mẹ đã nói dối thì chắc chắn những lần sau trẻ sẽ không còn tin bố mẹ nữa. Thậm chí, chúng sẽ nghĩ những lời bố mẹ nói hay cảnh báo là không thể xảy ra và không có gì đáng sợ. Lúc đó, bố mẹ sẽ đau đầu với việc làm sao để con có thể nghe lời", chị Na cho hay.
Theo lời chị Na, nhìn thấy các bé khóc mếu máo trên mạng, các mẹ nghĩ rằng là con đã sợ. Nhưng đó chỉ là sợ lúc đó, vài ba lần cũng sẽ khiến con cảm thấy bị "nhờn". "Vấn đề sâu xa là cha mẹ phải có cách để con dừng chơi điện thoại, không còn nghiện điện thoại nữa", chị Na nói.
Cùng quan điểm với chị Na, anh Tuấn (Hà Nội) cho rằng, cha mẹ quên đi việc giải quyết triệt để bằng các cách kiểm soát con chơi điện thoại hay dùng các thiết bị công nghệ.
"Tôi lo nhất là nếu áp dụng cách vẽ mực lên mặt con, sau đó con biết đó không phải là thật bị mắt thâm mà chỉ là mực sẽ khiến con chẳng thể nghe lời bố mẹ nữa. Chỉ làm vài lần được thôi chứ có hướng dẫn được cho trẻ hiểu cách làm sao kiểm soát thời gian chơi hay có thói quen hợp lý khi chơi đồ điện tử đâu", anh Tuấn nêu ý kiến.
Lỗi do phụ huynh
Nhiều phụ huynh chỉ tìm cách làm sao để con có thể không chơi điện thoại hay đồ công nghệ. Nhưng họ không hề biết rằng, thói quen đó của trẻ là xuất phát từ chính sự vô tâm của bố mẹ. Nhiều người mượn các thiết bị này để con im lặng, không khóc hay chịu ăn cơm. Lâu dần, trẻ sẽ hình thành chơi đồ công nghệ nếu như một thói quen. Khi không được đáp ứng, trẻ sẽ bướng bỉnh và cứng đầu.
Việc tiếp xúc thiết bị công nghệ không nên cấm, nhưng chính cha mẹ phải kiểm soát được thời gian chơi của con. Thiết lập giờ chơi 1-2 tiếng, sau khoảng thời gian đó, cha mẹ phải lấy lại từ con, không cả nể để con chơi 3-4 tiếng. Nếu bạn đã quyết tâm thực hiện thì dù con mè nheo đến mấy cũng không được cho con chơi lâu hơn.
Mặt khác, để con quên đi việc chơi các đồ công nghệ, trẻ sẽ cần được hướng sự tập trung sang những thú vui khác. Cha mẹ có thể đưa con đi chơi, đi bơi, đưa con đi công viên hay.
Đông Ngân
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất