Đắp da ếch chữa đau mắt, coi chừng ấu trùng sán thi nhau “nằm ổ” dưới mi mắt

Đắp da ếch chữa đau mắt, coi chừng ấu trùng sán thi nhau “nằm ổ” dưới mi mắt

Thu Hà 2019-03-19 13:36
- Không ít người chữa đau mắt theo cách kinh dị: lấy da ếch, nhái đắp vào mắt. Hậu quả là sán nhái làm tổ ngay dưới mi mắt và gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh.

Nhiễm sán nhái vì chữa kiểu truyền miệng

Bác sĩ Nguyễn Đình Liên, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cảnh báo có nhiều loại sán ký sinh trong cơ thể người vì thói quen ăn uống thiếu lành mạnh và đua nhau chữa bệnh theo lời truyền miệng. 

Trong đó, phải kể tới sán nhái, ký sinh chủ yếu qua thói quen điều trị truyền miệng khá kinh dị. Đó là đắp da ếch, nhái vào mắt để chữa đau mắt. Khi đắp ếch, nhái sống lên mắt, thậm chí ăn thịt chưa nấu chín kỹ, đi bơi ở ao hồ, con người có thể nhiễm sán. 

Nơi “ký sinh yêu thích” của sán nhái thường là mí mắt, giác mạc.

Ban đầu khi sán làm tổ, ngoe nguẩy khiến bệnh nhân có cảm giác cộm, ngứa ở mắt, cử động nhãn cầu khá khó khăn, đau nhức, chảy nước mắt. Bệnh tiến triển nặng theo ngày, thị lực giảm dần, thậm chí mất thị lực do viêm dây thần kinh thị giác, tổn thương tế bào ở đáy mắt. Mắt bệnh nhân có thể bị đẩy lồi ra phía trước”, Bác sĩ Liên nói.

Theo đó, bệnh nhân luôn có cảm giác có “con gì đang ngọ nguậy, đục phá mắt của mình. Sự đau đớn khiến họ chỉ muốn “banh mí mắt” ra để tìm thủ phạm.  

Đắp da ếch chữa đau mắt, coi chừng ấu trùng sán thi nhau “nằm ổ” dưới mi mắt

Dùng ếch, nhái sống để chữa bệnh có thể gây hậu quả mù mắt. Ảnh minh họa.

Theo bác sĩ Liên, vấn đề "hại não" là khi bác sĩ soi đáy mắt để tìm ra sán nhái, dùng dụng cụ vi phẫu gắp ra nhưng nếu không cẩn thận, làm đứt một phần thân sán thì phần thân này sẽ “lẩn trốn”, phát triển dài ra trong mắt người bệnh và tiếp tục gây bệnh.

Ngoài ký sinh ở mắt, loại sán này còn ký sinh ở da gây ngứa, tạo thành khối áp – xe. Sán nhái ký sinh ở bàng quang gây đái máu, ở phổi gây ho, ở não gây động kinh, đau đầu… rất nguy hiểm.

“Nói không” với thịt tái, sống

Ngoài sán nhái, nhiễm sán lợn cũng đang là vấn đề khiến nhiều người hoang mang, lo sợ.

Theo bác sĩ Liên, ở lợn, sán thường trú ngụ tại cơ, xương. Nhưng ở con người, nguy hiểm nhất là ấu trùng sán lợn “chu du” tại hệ thần kinh, đặc biệt là não, tủy sống, mắt.

Khi đó, người bệnh có biểu hiện đau đầu âm ỉ, dữ dội  kèm buồn nôn, nôn. Khi nang sán bị vôi hóa sẽ gây ra sẹo thần kinh, có thể xuất hiện các cơn động kinh cục bộ hoặc toàn thân.

Đắp da ếch chữa đau mắt, coi chừng ấu trùng sán thi nhau “nằm ổ” dưới mi mắt

Trong trường hợp ấu trùng sán làm tổ ở mắt sẽ gây đau mắt dữ dội, giảm thị lực hoặc mù đột ngột.

Khi bác sĩ khám mắt có thể thấy ấu trùng sán lợn, sán lợn đang tàn phá, làm tổ trong đáy mắt, kết mạc,…của người bệnh.

“Để tránh các loại sán ký sinh, tấn công cơ thể, cách tốt nhất người dân nên ăn chín uống sôi, không nên ăn thịt tái hoặc sống, các loại rau quả không được rửa sạch cũng ẩn chứa loại ký sinh trùng này.

Nếu có bất cứ cảm giác khó chịu trong cơ thể thì hãy đi khám, thậm chí kể tỉ mỉ các rối loạn, bất thường gặp phải trong thời gian gần đây. Đó là chìa khóa giúp bác sĩ tìm và loại bỏ con sán bé nhỏ đang hủy hoại cơ thể người bệnh”, bác sĩ Liên nhấn mạnh.

Thu Hà

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


7 món phụ kiện hot trend của Gen Z, các nàng nên sở hữu vì xinh muốn xỉu

Đọc nhiều nhất