Cuộc sống của 2 bé gái bị trao nhầm ở Bình Phước sau 1 năm về gia đình: 2 bé vẫn phải ở cùng nhau, mỗi nhà 1 tuần

Cuộc sống của 2 bé gái bị trao nhầm ở Bình Phước sau 1 năm về gia đình: 2 bé vẫn phải ở cùng nhau, mỗi nhà 1 tuần

2017-07-27 11:15
- Sau 3 năm nuôi nhầm con người khác, cách đây đúng 1 năm, 2 gia đình trẻ này đã chính thức đổi con cho nhau một lần nữa. Và sau 1 năm về với gia đình mình, cuộc sống của gia đình vẫn bị xáo trộn vì 2 đứa trẻ vẫn phải ở cùng nhau luân phiên mỗi nhà 1 tuần.

Hai gia đình ở Bình Phước đổi con sau 3 năm nuôi nhầm

Ba năm trước, chị Nguyễn Thị Thu Trang (26 tuổi) sinh cùng phòng với chị Thị Liên (24 tuổi) tại Bệnh viện đa khoa thị xã Bình Long. Chị Trang sinh trước sản phụ kia chừng 15 phút. Thấy con lớn lên mà chẳng giống ai trong gia đình, người chồng nghi ngờ vợ ngoại tình suốt 3 năm qua.

Đầu tháng 5, trong lần đi bán bánh mì ở làng bên, bố chị Trang bất ngờ thấy chị Liên bế bé gái rất giống cháu ngoại đầu nên nghi ngờ. Chị Trang sau đó đưa bé về thành phố HCM xét nghiệm ADN thì phát hiện con gái không cùng huyết thống.

Nhận được khiếu nại, Bệnh viện Bình Long đã đưa hai bé gái sinh tại đây 3 năm trước đi xét nghiệm ADN và cho kết quả huyết thống chéo.

Cuộc sống của 2 bé gái bị trao nhầm ở Bình Phước sau 1 năm về gia đình: 2 bé ở cùng nhau, mỗi nhà 1 tuần

Cuộc sống của 2 bé gái bị trao nhầm ở Bình Phước sau 1 năm về gia đình: 2 bé ở cùng nhau, mỗi nhà 1 tuần

Theo tường trình của các hộ sinh trực hôm ấy, có thể trong lúc tắm rửa sau sinh, dấu mực được đánh trên tay bé bị phai nên mới dẫn đến việc trao nhầm.

Chiều 25/7/2016, Bệnh viện đa khoa thị xã Bình Long (Bình Phước) tổ chức hòa giải với gia đình anh Vũ Đình Khiên (ở phường Phú Thịnh, thị xã Bình Long) và anh Huỳnh Văn Tuấn (xã Phước An, huyện Hớn Quản), nhằm trao trả hai bé gái bị trao nhầm 3 năm trước cho bố mẹ ruột của mình.

Ông Hoàng Văn Thanh - Giám đốc bệnh viện Bình Long thay mặt ê-kíp hộ sinh 3 năm trước xin lỗi hai gia đình. "Đây là một sai lầm nghiêm trọng rất đáng tiếc, ngoài ảnh hưởng đến tâm sinh lý các bé còn làm đảo lộn cuộc sống hai gia đình. Tôi xin nhận trách nhiệm và xin lỗi hai gia đình", bác sĩ Thanh nói.

Được biết trước đó, phía chính quyền địa phương hai bên đã tổ chức nhiều đợt gặp hai gia đình để tuyên truyền, vận động trao trả con lại cho nhau. Nhiều ngày trước đó, các bé cũng đã được ba mẹ đón về nhà của mình để chơi đùa và rất vui vẻ, hòa nhập nhanh.

Cuộc sống của 2 bé gái bị trao nhầm ở Bình Phước sau 1 năm về gia đình: 2 bé ở cùng nhau, mỗi nhà 1 tuần

Theo 2 gia đình có con bị trao nhầm, việc trao trả này đã được gia đình thống nhất, biết là rất buồn vì đứa con, đứa cháu 3 năm qua do chính tay gia đình chăm sóc nhưng cần đưa bé về với ba mẹ ruột của mình.

"Thời gian đầu chúng tôi sẽ cho các bé qua lại thường xuyên để quen ba mẹ ruột rồi chính thức đưa về nuôi. Dù gì thì giờ chúng tôi cũng rất vui vì mỗi gia đình đều có hai đứa con", một bà mẹ của 2 con từng tâm sự.

Các con ở cùng với nhau, luân phiên từng nhà một/tuần

Theo VnExpress phản ánh trước đó, từ khi trở về với cha mẹ ruột vì bị bệnh viện trao nhầm, hai bé gái ở Bình Phước sống chung, được hai gia đình yêu thương như nhau nhưng cũng mới chỉ hoà nhập 70%.

Anh Vũ Đình Khiên (38 tuổi), người cha ba năm lặn lội đi tìm sự thật chia sẻ, để giúp hai con hòa nhập cuộc sống mới là điều không dễ. Chính điều này đã khiến cuộc sống hai gia đình đảo lộn suốt một năm qua. Bởi lẽ, có thêm một người con, nhưng nó cũng khiến gia đình 2 bên phải làm việc nhiều hơn để chăm lo tốt hơn cho các bé.

Trong đêm đầu tiên được nằm cạnh đứa con máu mủ, hai vợ chồng anh không sao chợp mắt vì bé liên tục khóc, đòi mẹ. "Bé khóc suốt đêm không sao dỗ được, đến lúc mệt thì mới lịm đi. Đúng là công sinh không bằng công dưỡng", anh Kiên ngậm ngùi.

Cuộc sống của 2 bé gái bị trao nhầm ở Bình Phước sau 1 năm về gia đình: 2 bé ở cùng nhau, mỗi nhà 1 tuần

Ở bản làng xa xôi cách thị xã Bình Long chừng 7 km thuộc huyện Hớn Quản, bé còn lại khi về một ngôi nhà lạ lẫm cũng tương tự. "Ban ngày nó chẳng chơi đùa gì, cứ ra ngoài cổng ngồi chờ ba mẹ vào đón. Khi đó, tôi vẫn thương con mình đã nuôi nấng hơn, chưa có tình cảm với nó đâu, dù đã biết là con ruột. Sau 2-3 tháng mới yêu thương dần dần", chị Liên, mẹ bé Ngọc Yến, kể.

Sau vài ngày thấy không ổn vì bé nào cũng khóc, không chịu ở với ba mẹ ruột khiến cho cuộc sống, công việc của hai gia đình bị xáo trộn. Hai bé vì thế mà chưa được đến trường như dự tính ban đầu.

Lo lắng hai bé bị chấn động tâm lý, sau khi bàn bạc, họ quyết định cho các con ở cùng với nhau, luân phiên từng nhà một tuần. Để không phải làm lại giấy khai sinh, hai bé cũng được đổi tên. Lan Anh sinh trước 15 phút nên được gọi bằng chị, Ngọc Yến là em. Chúng bắt đầu vui vẻ hơn và dần nhận được ba mẹ ruột, ba mẹ nuôi.

Ngày tròn 4 tuổi, Lan Anh và Ngọc Yến được hai bên tổ chức sinh nhật, với thông điệp "ngày sum họp gia đình". Chị Liên cho in một tấm ảnh to của hai con treo trên tường, mời hàng xóm, bà con đến chung vui. Cái Tết đầu tiên, Ngọc Yến được dẫn đi Bình Dương chơi, còn Lan Anh thì được đưa về Tây Ninh thăm họ hàng.

 2 bé gái bị trao nhầm ở Bình Phước

Bên khoảnh sân nhỏ trước quán tạp hóa của ông bà ngoại sau một năm trở về với cha mẹ ruột, hai đứa trẻ giờ như cặp song sinh cười đùa tinh nghịch. "Con được ba mẹ mua áo mới, đồ chơi và có anh chị em chơi cùng. Giờ con chỉ muốn được sống chung với cả hai mẹ luôn, ở nhà nào con cũng thích", Ngọc Yến hồn nhiên nói.

Theo anh Kiên cho biết, các cháu mới hòa nhập chừng 70%. Trong 2 bé thì có bé Ngọc Yến lanh lẹ hơn, trong khi Lan Anh yếu ớt và ít nói. Nhiều lúc cả 2 bé đều nhớ về ba mẹ nuôi và đòi về nhà.

Minh Anh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Khả Ngân: Từ hot girl vướng nhiều lùm xùm đến diễn viên sáng giá

Đọc nhiều nhất