Cúng rằm tháng Giêng giờ nào tốt để cả nhà luôn may mắn trong năm mới?

Cúng rằm tháng Giêng giờ nào tốt để cả nhà luôn may mắn trong năm mới?

2019-02-16 15:00
- Còn đối với giờ cúng ngày rằm, theo quan niệm, tổ tiên và vị thần thường dùng bữa sớm nên theo quan niệm của người miền Bắc, cần chuẩn bị lễ cúng rằm trước 18h - 19h tối để cúng dù là ngày 14 hoặc là ngày 15 âm.
Theo quan niệm dân gian thì ngày rằm hàng tháng (có nghĩa là ngày 15 âm lịch) chính là lúc mặt trời, mặt trăng nhìn rõ, soi chiếu vào tâm hồn của mọi người. Khi đó thì con người trở nên trong sạch, sáng suốt hơn.

Cúng rằm tháng giêng vào giờ nào tốt nhất?

Thời gian cúng rằm tháng Giêng 2019 tốt nhất là vào giờ Ngọ, tức từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều, vì đây là thời khắc Thần Phật giáng thế.

Mọi người cho rằng nên cúng rằm vào ngày 15 âm lịch. Nhưng trên thực tế thì việc cúng rằm hàng tháng có thể thực hiện vào chiều ngày 14 cũng được, không nhất thiết là ngày 15 âm lịch. Ngoài ngày 14, 15 âm lịch thì cúng vào các ngày khác đều không thiêng.

Nếu như gia chủ bận việc vào ngày 15 âm lịch thì có thể cúng rằm vào ngày 14 âm lịch. Hoặc gia chủ có thể sửa soạn đồ cúng mời vị thần và tổ tiên về dùng bữa vào sáng hoặc chiều ngày 15 âm lịch.

Cúng rằm tháng Giêng giờ nào tốt để cả nhà luôn may mắn trong năm mới?

Còn đối với giờ cúng ngày rằm, theo quan niệm, tổ tiên và vị thần thường dùng bữa sớm nên theo quan niệm của người miền Bắc, cần chuẩn bị lễ cúng rằm trước 18h - 19h tối để cúng dù là ngày 14 hoặc là ngày 15 âm. Nếu như cúng vào buổi sáng của ngày 15 âm thì gia chủ nên chuẩn bị lễ cúng xong trước 9h - 10h.

Theo thông lệ thì cúng rằm sẽ cúng trước bàn thờ thần linh và tổ tiên. Mâm cúng rằm, vật dúng đặt ở dưới bàn thờ và chuẩn bị văn khấn trước khi cúng để đọc văn khấn rằm khi cúng không làm mất lòng thần linh và tổ tiên.

Theo các chuyên gia văn hóa, mâm lễ cúng Rằm tháng Giêng không cần phải quá cầu kỳ và tùy theo điều kiện từng gia đình để thực hiện. Thông thường, vào ngày này mọi người thường sắm hai lễ, một là lễ cúng gia tiên và hai là lễ cúng Phật. Trong đó, lễ cúng Phật thường là mâm lễ chay thanh tịnh, cùng hương hoa đèn nến. Cúng Gia tiên có thể làm các món ăn mặn với các món ăn truyền thống của người Việt.

* Mâm cúng Phật có thể tham khảo các món sau:

- Hoa quả, chè xôi

- Món xào chay không thêm nhiều hương liệu

- Các món đậu

- Một bát canh măng nấm hoặc canh củ quả chay.

- Bánh trôi nước.

Cỗ chay trong mâm lễ cúng Phật có thể làm nhiều món, ngoài ra, trên mâm cỗ nên sử dụng các món ăn với màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.

* Mâm cỗ cúng gia tiên:

- Thịt gà luộc

- Xôi hoặc bánh trưng

- Canh măng

- Nem rán

- Nộm

- Một đĩa xào tổng hơp.

Một số đồ lễ khác như: Hương hoa, trầu càu, vàng mã, rượu, thuốc lá…

Ngoài ra, nhiều gia đình làm thêm món bánh trôi để dâng cúng Rằm tháng Giêng với mong muốn mọi việc trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy trong năm mới.

AM (tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Top 3 con giáp dễ dàng thành đạt trước 30 tuổi

Đọc nhiều nhất