Chuyên gia văn hóa: "Vu Lan không phải cứ mâm cao cỗ đầy mới là lòng thành"
2014-08-10 13:20
- (Em đẹp) - Theo chuyên gia văn hóa Ngô Đức Thịnh, ngày Lễ Vu Lan quan trọng là lòng thành với người đã khuất và cha mẹ còn sống.
Tin liên quan
Trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, Đạo Lễ Vu Lan không chỉ là ngày lễ của riêng Phật giáo mà đã trở thành ngày lễ chung để những người con thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với các đấng sinh thành, dưỡng dục. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, ngày lễ thiêng liêng này đang có những biến tướng như đốt vàng mã quá nhiều, dâng mâm cao cỗ đầy...
Theo truyền thống Phật giáo ở nước ta, rằm Tháng Bảy hàng năm là ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Trong ngày lễ này, ngoài những nghi thức thông thường như: giảng kinh đạo hiếu, phóng sinh… thì khi đến chùa dự lễ, mỗi người đều được cài lên ngực áo của một bông hoa hồng nhỏ. Người còn mẹ thì được cài bông hoa hồng đỏ, người không còn mẹ thì được cài bông hồng trắng để mọi người nhớ về người mẹ của mình. Việc này nhằm cầu nguyện cho người mẹ đã mất được siêu thoát và nhắc nhở những người còn cha, còn mẹ hãy sống có hiếu, yêu thương các bậc sinh thành.
Trò chuyện với phóng viên Emdep.vn, GS. Ngô Đức Thịnh (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam) cho biết, rằm Tháng Bảy chính là dịp để con cái báo hiếu bố mẹ, cũng là ngày “xá tội vong nhân”.
"Vào ngày này thời xưa, mỗi gia đình sẽ sắm lễ cũng tổ tiên, ngoài ra còn làm thêm một mâm lễ cúng cô hồn đặt trước cửa nhà bởi người ta quan niệm, ngày này người chết có thể phá ngục, thoát ra khỏi vòng tội lỗi", GS Thịnh chỉ rõ.
Cũng theo GS. Ngô Đức Thịnh, cúng lễ hướng về người đã khuất là quan niệm rất tốt đẹp, là tín ngưỡng bản địa của người dân, tư tưởng từ bi, bác ái, tư tưởng về chữ “hiếu”… Vì lẽ đó mà phong tục này luôn tồn tại lâu bền, giúp con người hướng thiện.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, những người con thường tỏ lòng biết ơn, hiếu thảo bằng các món quà tặng cha mẹ vào dịp lễ Vu Lan. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ người dân ganh đua mua những món đồ xa xỉ để khoe khoang tiện nghi, xin thần linh đáp ứng những nguyện vọng không chính đáng, không lương thiện.
GS. Ngô Đức Thịnh cho biết: "Nhiều người bây giờ làm gì cũng nghĩ đến tiền, chính điều đó làm xuất hiện những biến tướng. Người ta cho rằng, cúng lễ càng nhiều thì càng được việc. Nhưng thực ra, trong quan niệm truyền thống không có cúng lễ nhiều như vậy mà chỉ cần lòng thành. Tất cả các tôn giáo, tín ngưỡng đều hướng thiện, chỉ có con người làm biến tướng thành những điều khác đi, biến điều nhân bản thành hủ tục.”
Nếu như ngày rằm chỉ đi thắp hương, cúng bái, đốt vàng mã mà quên đi việc chăm sóc cha mẹ, ông bà hiện tại thì đó là việc bất hiếu. Muốn báo đáp công ơn, khi cha mẹ còn sống hãy thể hiện sự chăm sóc tới đời sống vật chất và tinh thần để đấng sinh thành được an vui, hướng cha mẹ làm điều phúc thiện, cùng nhau làm việc có ích cho xã hội. Đó chính là sự thể hiện báo ân cha mẹ, tổ tiên có ý nghĩa nhất.
Nói về vấn đề làm sao để vấn nạn biến tướng mùa Vu Lan không còn tồn tại, nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh cho rằng: Việc sắm mâm cao, cỗ đầy với ý nghĩ “càng nhiều càng có lợi” là những quan điểm hết sức sai lầm, bởi quan trọng nhất vẫn là cái tâm, là lòng thành, người hướng thiện tất sẽ được phù hộ cho bình an, kẻ ác tất sẽ nhận quả báo.
Một mùa Vu Lan nữa lại về, nhắc nhở chúng ta bài học sâu sắc về chữ Hiếu thiêng liêng, đừng nên để khi cài hoa trắng lên ngực rồi mới hối hận vì chưa tròn chữ Hiếu. Mùa báo hiếu cũng cho chúng ta nhận thức lại những ý nghĩa đúng đắn của ngày lễ Vu Lan để có những hành động thiết thực hơn, tích cực hơn cho gia đình và xã hội.
Theo truyền thống Phật giáo ở nước ta, rằm Tháng Bảy hàng năm là ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Trong ngày lễ này, ngoài những nghi thức thông thường như: giảng kinh đạo hiếu, phóng sinh… thì khi đến chùa dự lễ, mỗi người đều được cài lên ngực áo của một bông hoa hồng nhỏ. Người còn mẹ thì được cài bông hoa hồng đỏ, người không còn mẹ thì được cài bông hồng trắng để mọi người nhớ về người mẹ của mình. Việc này nhằm cầu nguyện cho người mẹ đã mất được siêu thoát và nhắc nhở những người còn cha, còn mẹ hãy sống có hiếu, yêu thương các bậc sinh thành.
Trò chuyện với phóng viên Emdep.vn, GS. Ngô Đức Thịnh (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam) cho biết, rằm Tháng Bảy chính là dịp để con cái báo hiếu bố mẹ, cũng là ngày “xá tội vong nhân”.
"Vào ngày này thời xưa, mỗi gia đình sẽ sắm lễ cũng tổ tiên, ngoài ra còn làm thêm một mâm lễ cúng cô hồn đặt trước cửa nhà bởi người ta quan niệm, ngày này người chết có thể phá ngục, thoát ra khỏi vòng tội lỗi", GS Thịnh chỉ rõ.
Cũng theo GS. Ngô Đức Thịnh, cúng lễ hướng về người đã khuất là quan niệm rất tốt đẹp, là tín ngưỡng bản địa của người dân, tư tưởng từ bi, bác ái, tư tưởng về chữ “hiếu”… Vì lẽ đó mà phong tục này luôn tồn tại lâu bền, giúp con người hướng thiện.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, những người con thường tỏ lòng biết ơn, hiếu thảo bằng các món quà tặng cha mẹ vào dịp lễ Vu Lan. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ người dân ganh đua mua những món đồ xa xỉ để khoe khoang tiện nghi, xin thần linh đáp ứng những nguyện vọng không chính đáng, không lương thiện.
Chuyên gia văn hóa Ngô Đức Thịnh cho rằng: "Ngày Vu Lan cần lòng thành của những người con"
GS. Ngô Đức Thịnh cho biết: "Nhiều người bây giờ làm gì cũng nghĩ đến tiền, chính điều đó làm xuất hiện những biến tướng. Người ta cho rằng, cúng lễ càng nhiều thì càng được việc. Nhưng thực ra, trong quan niệm truyền thống không có cúng lễ nhiều như vậy mà chỉ cần lòng thành. Tất cả các tôn giáo, tín ngưỡng đều hướng thiện, chỉ có con người làm biến tướng thành những điều khác đi, biến điều nhân bản thành hủ tục.”
Nếu như ngày rằm chỉ đi thắp hương, cúng bái, đốt vàng mã mà quên đi việc chăm sóc cha mẹ, ông bà hiện tại thì đó là việc bất hiếu. Muốn báo đáp công ơn, khi cha mẹ còn sống hãy thể hiện sự chăm sóc tới đời sống vật chất và tinh thần để đấng sinh thành được an vui, hướng cha mẹ làm điều phúc thiện, cùng nhau làm việc có ích cho xã hội. Đó chính là sự thể hiện báo ân cha mẹ, tổ tiên có ý nghĩa nhất.
Nói về vấn đề làm sao để vấn nạn biến tướng mùa Vu Lan không còn tồn tại, nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh cho rằng: Việc sắm mâm cao, cỗ đầy với ý nghĩ “càng nhiều càng có lợi” là những quan điểm hết sức sai lầm, bởi quan trọng nhất vẫn là cái tâm, là lòng thành, người hướng thiện tất sẽ được phù hộ cho bình an, kẻ ác tất sẽ nhận quả báo.
Một mùa Vu Lan nữa lại về, nhắc nhở chúng ta bài học sâu sắc về chữ Hiếu thiêng liêng, đừng nên để khi cài hoa trắng lên ngực rồi mới hối hận vì chưa tròn chữ Hiếu. Mùa báo hiếu cũng cho chúng ta nhận thức lại những ý nghĩa đúng đắn của ngày lễ Vu Lan để có những hành động thiết thực hơn, tích cực hơn cho gia đình và xã hội.
Thúy Hà
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
5 cách detox cực nhanh giúp bạn gái có được làn da trắng sứ, mềm mịn như nhung đón xuân về