Chiều 28 Tết: Khách xếp hàng dài chờ gội đầu, nối mi, chủ tiệm tranh thủ ăn cơm "dã chiến"
Tin liên quan
28 Tết vẫn có khách nước ngoài qua “buôn chuyện”
Cách đây 12 năm, chị Phạm Thị Trang (Hà Nội) từng bỏ ra 5 triệu đồng chỉ để đi học cách…gội đầu cho khách. Suốt 3 tháng học việc; cứ 6h sáng là chị có mặt tại cửa hàng, lụi hụi gội đầu cho khách mà run lắm, chỉ sợ khách bị sặc nước khi rửa mặt.
Đến khi tay nghề cứng cáp, mở một salon tóc trên phố Yên Phụ, Q. Tây Hồ, Hà Nội, chị mới bất ngờ nhận ra ở địa điểm sảnh khách sạn mới này, có tới 90% khách là người nước ngoài, chủ yếu người Nhật, châu Âu. 10% còn lại là khách quen.
Dịp Tết, lượng khách có nhu cầu làm tóc luôn tăng vọt, chủ các salon làm không hết việc. Ảnh: NVCC
Vì thế, tới tận chiều 28 Tết Nguyên đán, salon của chị vẫn có khách nước ngoài ghé thăm. Lý do chỉ vì họ cảm mến cô chủ salon không chỉ làm tóc khéo mà còn biết “chém gió”, “buôn dưa lê” với khách bằng tiếng Anh.
Khách nước ngoài ghé thăm tiệm làm tóc trong dịp du lịch mùa xuân tại Việt Nam. Ảnh: NVCC
Có một vị khách hàng nữ người Malaysia đến là tóc. Mái tóc khách dài quá lưng khiến chị Phạm Thị Trang hì hục gội; là tóc gần một tiếng đồng hồ. Mặc dù chi phí chỉ hết 70.000 đồng nhưng vị khách ấy nhất định gửi cả 500.000 đồng vì “chưa thấy ai làm cẩn thận như thế cả”.
Có những vị khách ban đầu vào chỉ định vào gội đầu; nhưng “buôn chuyện” với cô chủ salon vui quá lại chuyển tiếp làm móng và những dịch vụ tóc khác.
Khách qua salon làm tóc ngày Tết không chỉ thủ thỉ tâm sự chuyện gia đình, chia sẻ văn hóa của nước họ và còn tìm hiểu văn hóa, món ăn của Việt Nam, Có không ít vị khách hàng trước khi lên máy bay trở về nước đã qua salon cảm ơn chị; gửi lời chào, cái ôm tạm biệt.
Những bữa cơm “dã chiến” mấy ai thấu hiểu
8h sáng mở cửa hàng, khách vào liên tục đến tận 24h đêm. Đó là những gì đã diễn ra trong suốt một tháng nay với chị Trà My, chủ một tiệm nối mi tại Hà Nội.
Chị xem nườm nượp đi nối mi để chơi Tết. Ảnh: NVCC
Chị My cho hay, Tết năm nay, loại “mi hồ ly” đang gây sốt trên thị trường. So với các loại hình làm đẹp khác, nối mi có giá rẻ, giúp chị em tiết kiệm thời gian trang điểm lại cho kết quả “xinh lung linh” nên khách hàng rất ưa chuộng làm để chơi Tết.
Không chỉ có chị em, cánh mày râu cũng đi nối mi. Ảnh: NVCC
Theo đó, nối một bộ mi mất khoảng 1 tiếng đồng hồ. Khách đông, đem lại thu nhập cao nhưng ít ai biết đằng sau đó là nỗi niềm ngồi “còng lưng từ sáng đến đêm khuya. Dù mệt nhưng chị cũng không dám bỏ khách vì tâm lý ai cũng muốn làm đẹp ở nơi thân quen, không thích “thợ lạ” đụng vào làm hỏng mi.
Bữa cơm dã chiến toàn mỳ tôm của mấy chị em trong tiệm nối mi. Ảnh: NVCC
Chị My tâm sự: “Tuần giáp Tết hôm nào cũng đau lưng, toàn thân mỏi nhừ. Việc ăn uống cũng thất thường. Có ngày vừa bưng bát cơm lên ăn thì khách đến, phải buông bát đũa làm việc, khi ăn lại thì cơm canh đã nguội ngắt. Chỉ khi đêm đến mới được gọi đồ ăn đêm, ăn rồi ngủ lấy sức hôm sau tiếp tục làm việc”.
Cứ nhìn bữa cơm “dã chiến” toàn “mỳ tôm không người lái” của mấy chị em thì mọi người sẽ hiểu những ngày này, thợ nối mi bận rộn nhường nào.
Thu Hà
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất