Cách bài trí BÀN THỜ THẦN TÀI chuẩn phong thủy: Điều các gia đình phải biết để đón TÀI LỘC suốt năm

Cách bài trí BÀN THỜ THẦN TÀI chuẩn phong thủy: Điều các gia đình phải biết để đón TÀI LỘC suốt năm

Thu Hà 2018-02-24 18:30
- Thần Tài là vị thần mang lại tài lộc cho gia đình. Chuyên gia phong thủy Bùi Quang Minh lưu ý các gia đình những điều cần biết, cấm kỵ để đón tài lộc về trong suốt cả năm.

Nhiều năm nghiên cứu, bôn ba các vùng miền, chuyên gia phong thủy Bùi Quang Minh nhận thấy mỗi vùng miền có tập tục cúng Thần Tài khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại thì vẫn có những điểm chung các gia đình cần hết sức lưu ý trong việc cúng lễ Thần Tài.

Cách bài trí bàn thờ Thần Tài

Thần Tài là vị thần mang lại tài lộc cho gia đình. Bàn thờ Thần Tài được lập ở nơi góc nhà, chứ không lập ở nơi trang trọng như bàn thờ Tổ Tiên hay thờ Thổ Công.

LẬP BÀN THỜ cúng Thần Tài: Những điều các gia đình NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT để đón tài lộc

Bàn thờ Thần Tài tuy ở góc nhà nhưng luôn cần phải sạch sẽ, sáng sủa. Ảnh minh họa. 

Bàn thờ Thần Tài là một chiếc khảm nhỏ, sơn son thếp vàng, phía trong khảm bài vị Thần Tài hoặc là thùng gỗ dán giấy đỏ xung quanh, phía trong dán bài vị, cũng được viết trên giấy đỏ. Bài vị được viết bằng mực nhũ kim với nội dung:

Ngũ phương Ngũ thổ Long thần

Tiền hậu địa Chúa Tài thần

Hai bên có hai bài vị có câu đối:

Thổ năng sinh bạch ngọc

Địa khả xuất hoàng kim

Có nghĩa là

Đất hay sinh ngọc trắng

Đất cũng cho vàng ròng

Nội dung câu đối có thể thay nhưng bao giờ cũng phải có một đôi.

Trước bài vị là bát hương kê trên 100 thoi vàng giấy. Hai bên là hai cây đèn nhỏ đủ thắp sáng cả ngày.

Trong khảm đặt mấy cốc nước, chén rượu, một mâm bồng bày hoa quả, phẩm vật khi cúng lễ.

Có nhà khắc lên khảm mấy chữ đại tự và có câu đối ca tụng sự giúp đỡ của Thần Tài và cầu mong của gia chủ.

Ban thờ Thần Tài phải hướng ra cửa lớn

Vị trí của ban thờ phải đối diện với cửa chính ra vào. Vào nhà dân từ nông thôn đến thành thị, tại các đền chùa am thờ, ta đều thấy bài vị, tượng thần Phật đều nhìn thẳng ran ngoài cửa.

Tượng “Quan Đế” và “Địa chủ Thần” (Thần tài thổ công) đều phải hướng ra ngoài cửa. Còn các thần khác thì tùy.

Quan Đế là Vũ Thần Tài, mi rồng mắt phượng, tay cầm chắc cây long đao, khí thế oai phong lẫm liệt, rất công minh chính trực, khiến ma quỷ nhìn thấy đều phải khiếp sợ, dừng chân. Bởi vậy, các gia đình thường dùng “Quan Đế” để trấn trạch, nhìn thẳng ra cửa chính mới có tác dụng giữ nhà.

Thần tài Thổ Công tên đầy đủ là Ngũ phương Ngũ thổ Long thần, tiền thủ địa chủ thần tài. “Địa chủ tài thần” được thờ trong nhà. Còn “Môn khẩu thổ địa” được thờ bên ngoài cửa, một trong một ngoài, tạo thành một cặp thần bảo vệ nhà.

Nhưng hiện nay, các nhà cao tầng hiện đại, ngoài hành lang mỗi căn hộ đều khép kín, không thể bày am thờ “Môn khẩu thổ địa”. Bởi vậy “Địa chủ Tài Thần” thờ trong nhà đều kiêm cả hai, hướng ra cửa để yểm trừ yêu ma.

Từ đó có thể thấy cả “Quan Đế” và “Thổ công Thần Tài” đều phải chiếu thẳng ra cửa. Tuy nhiên, cách bài trí chính thống này đều có điều bất lợi. Bởi người từ ngoài bước vào nhà bỗng có cảm giác đột ngột khi vấp ngay phải bàn thờ lòe loẹt vải đỏ vải xanh.

LẬP BÀN THỜ cúng Thần Tài: Những điều các gia đình NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT để đón tài lộc

Có thể bày bàn thờ Thần Tài kết hợp với tủ trang trí cùng màu gỗ để hóa giải cảm giác đột ngột khi bước vào nhà. Ảnh minh họa.

Để giảm cảm giác này, ta có thể kết hợp bàn thờ với tủ trang trí (tủ lệch). Bàn thờ thần Tài đồng màu với tủ cho hài hòa. Phía trong lòng ban thờ vẫn phải trang trí màu đỏ thiêng, như vậy mới hợp với tập quán truyền thống.

Không thờ ghép chung với tượng Quan Âm

Có gia đình thờ Quan Âm và Quan Đế cùng một bàn thờ. Thực ra như vậy là không thỏa đáng. Vị Quan Âm là thần linh Phật giáo, tượng trưng cho sự từ bi, không sát sinh. Còn Quan Đế là thần thượng anh hùng dân gian, kẻ thù của tà ma hung ác, lập chiến công trong máu lửa. Vậy nên không thể thờ ghép chung được.

Lễ vật cúng Thần Tài

Người xưa cúng Thần Tài quanh năm, không chỉ vào dịp giỗ, Tết mà bất kỳ lúc nào thấy cần cầu tín. Ngày thường, người ta cúng Thần Tài đơn giản, chỉ có trầu, nước, trái cây. Còn trong dịp lễ, giỗ, người ta cúng Thần Tài bằng lễ mặn. Thông thường, người ta chỉ thắp hương thờ Thần Tài vào buổi chiều hàng ngày.

Lễ vật cúng Thần Tài có thể có lễ mặn hoặc lễ ngọt, có vùng có ngựa mã, vàng thỏi. Tuy nhiên, lễ vật không thể thiếu được là ba chum, hũ nhỏ đựng nước – gạo – muối bày phía trước bàn thờ.

Thu Hà

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Tóc mỏng đến hói cả trán sẽ bồng bềnh, dày dặn trong '1 nốt nhạc' nhờ 5 chiêu 'phù phép' nhanh gọn

Đọc nhiều nhất