Bí quyết chi tiêu 3 triệu đồng/tháng cho gia đình 5 người mà vẫn sống thoải mái
Tin liên quan
Vợ chồng chị Thắm cùng hai cậu con trai (lớn 6 tuổi, nhỏ 3 tuổi) ở chung cùng mẹ chồng. Mẹ chồng chị vốn là người siêng năng nên suốt ngày bà trồng rau, chăn nuôi gà vịt, phục vụ cho cả gia đình. Đây là một lợi thế để gia đình chị tiết kiệm chi tiêu hàng ngày.
Sau khi tham khảo kế hoạch chi tiêu tiết kiệm, chị Thắm chia số tiền 3 triệu đồng thành nhiều loại quỹ khác nhau như quỹ ăn uống, sinh hoạt, điện nước, xăng xe, điện thoại… Khi đã phân chia các loại quỹ trên, chị Thắm cố gắng chi tiêu một cách nghiêm ngặt, không được bất khả xâm phạm sang loại quỹ khác.
1. Tiền ăn: 1,5 triệu đồng
Tận dụng những thứ sẵn có ở quê như rau sạch trồng được quanh năm trong vườn, vừa an toàn lại tiết kiệm, chị Thắm trồng rau theo mùa. Ví như mùa hè này chị trồng dưa leo, rau muống, mồng tơi, rau dền, cà chua, mùng tơi, rau bí... Phía dưới những gốc cây cảnh chị trồng thêm rau má, rau mùi, hành… Nhờ vậy vườn nhà chị có rau hái ăn quanh năm. Ngoài ra, chị còn trồng được những loại trái cây như chuối, ổi, xoài trong vườn.
Dù là giáo viên mầm non nhưng chị Thắm vẫn chịu khó làm gần 4 sào ruộng để lấy gạo ăn, chăn nuôi thêm gà, vịt lấy thịt, trứng.
Số tiền 1,5 triệu đồng trên chị chỉ phục vụ cho việc mua thức ăn mặn như cá, thịt lợn, tôm, mực… phục vụ hai bữa sáng tối để đổi bữa. Vì có sẵn nhiều thức ăn từ nhà nuôi, trồng được nên bình quân một tuần, chị Thắm đi chợ hai, ba lần.
Bình quân mỗi ngày chị chỉ tiêu hết khoảng 50 ngàn đồng. Nhưng nhờ những thực phẩm sẵn có, gia đình chị Thắm luôn được ăn ngon, đổi món liên tục.
Bữa sáng nhà chị thường có với các món nhẹ như cơm rang thập cẩm, canh miến thịt gà, bánh mì trứng, xôi trứng…
Bữa trưa, tối vẫn đủ 3 món mặn, xào, canh được đổi món liên tục như cá rán, thịt cà kho, thịt vịt xào bí đao, mực xào thập cẩm…
2 . Xăng xe 2 vợ chồng đi làm: 300 ngàn đồng
Cả hai vợ chồng đi làm hàng ngày, đón rước con cái đi học đều bằng xe máy nên chị chia mỗi chiếc xe như vậy là 150 ngàn tiền xăng/ tháng.
"Vợ chồng đều làm gần nhà nên hầu như tiền xăng không đáng bao nhiêu. Đó là chưa kể khoản đón con cái đi học mỗi chiều", chị Thắm nói.
3. Tiền điện thoại: 200 ngàn đồng
“Vợ chồng tôi thường tận dụng những chương trình khuyến mãi như tặng 50% giá trị thẻ nạp, đăng ký gói cước. Thời gian vừa rồi chúng tôi đăng ký gói 79 ngàn đồng có 500 phút nội mạng, 100 phút ngoại mạng nên gọi cả tháng rất thoải mái mà tiết kiệm", người vợ này cho biết thêm.
4. Tiền điện nước: 350 ngàn đồng
Ở nhà chị Thắm có một tủ lạnh, 2 ti vi, 3 quạt điện, 1 điều hòa, 5 bóng đèn, 1 máy bơm nước. Nhưng vì tiết kiệm hợp lý nên mỗi tháng, gia đình chị chỉ thanh toán 300 ngàn tiền điện.
Vì có nước giếng khoan dùng để rửa, tưới cây, giặt giũ, chị chỉ tắm, ăn uống mới sử dụng nước máy. Vậy nên, mỗi tháng cả gia đình chị dùng hết 50 ngàn tiền nước máy.
5. Tiền mua lặt vặt: 150 ngàn đồng
Mỗi tháng, chị vẫn dành dụm 1 khoản tiền để chi tiêu cho việc mua sắm lặt vặt trong nhà. Số tiền này dùng để mua xà phòng, dầu gội, sữa tắm trong một tháng.
Do ở quê nên chị cũng chỉ mua hàng bình dân, do Việt Nam tự sản xuất chứ không cầu kỳ mua hàng ngoại như nhiều người.
6. Tiền cưới xin, giỗ chạp, hội hè: 500 ngàn đồng
Bình quân mỗi đám cưới ở quê, chị thường mừng 200 ngàn đồng. Những đám thăm hỏi ốm đau, giỗ chạp 100 ngàn đồng. Sau khi tính toán, chị chi mỗi tháng 500 ngàn đồngcho các khoản trên.
Số tiền này nếu hàng tháng không chi hết, chị gom lại, tiết kiệm vào ống heo, cuối năm mổ ra để cùng cả nhà tổ chức đi du lịch.
Trung Hiếu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất