7 loại quỹ phụ nữ nào có gia đình cũng phải lập để có 'CỦA ĂN CỦA ĐỂ'
Tin liên quan
Thực tế, nhiều phụ nữ khi áp dụng chi tiêu triệt để theo 7 loại quỹ cần thiết dưới đây đã giúp gia đình họ có tiền dư mỗi tháng và tiết kiệm được khá nhiều tiền. Chính điều này giúp gia đình họ dần có của ăn, của để.
1. Quỹ sinh hoạt 50%
Thường quỹ sinh hoạt chung cho cả gia đình không đến 50%/tháng. Hàng tháng, để thực hiện điều này, bà nội trợ nên thống kê lại số tiền chi tiêu cho ăn uống, thực phẩm, điện nước, xăng xe…
Việc thống kê các khoản tiền càng cụ thể bao nhiêu sẽ càng quy ra được tổng số tiền sinh hoạt cả tháng chính xác bấy nhiêu. Điều này giúp bạn quản lý chi tiêu quỹ này tốt nhất và cân bằng nhất.
Hành động này cũng giúp bà nội trợ có thể đối phó với tình trạng vật giá leo thang khi lương vẫn không tăng lên. Nhiều chị em đã chọn cách dậy sớm, đi chợ mua thức ăn về chế biến bữa sáng cho cả gia đình thay vì ra ngoài ăn sáng. Việc này vừa giúp gia đình có bữa ăn đảm bảo, tươi ngon lại tiết kiệm được một khoản tiền.
Để đảm bảo tiền ăn hàng ngày không bị thâm hụt mà vẫn đủ dinh dưỡng, bạn nên lên thực đơn cho cả tuần để quản lí được số tiền chi tiêu.
2. Quỹ mua sắm, giải trí 10%
Để tiết kiệm chi tiêu, bạn nên mua sắm những gì cho là cần thiết, đồng thời tận dụng những thứ còn sử dụng được.
Thay vì cả gia đình đi nhà hàng vào những dịp cuối tuần, bạn nên mua những thực phẩm ngon về nhà tự chế biến, như vậy sẽ ấm cúng hơn và tiết kiệm được một khoản tiền. Việc cùng nhau du lịch, ăn uống là rất cần thiết nhưng thay vì đi thường xuyên, nên tiết kiệm tiền dư thừa trong vài tháng để dồn lại, hưởng thụ một chuyến đi dài ngày sẽ thú vị hơn nhiều.
Số tiền mua sắm, giải trí cũng cần phải lên kế hoạch rõ ràng để không bị thâm hụt một cách phung phí.
3. Quỹ giáo dục 10%
Nên coi trọng quỹ giáo dục vì nó không chỉ đầu tư cho con cái mà còn cho bản thân. Hàng tháng, quỹ này bạn nên dành khoảng 10% thu nhập bao gồm tiền học phí, sách vở cho con, tiền con học phụ đạo bên ngoài.
Ngoài ra, bạn nên trích một khoản để đầu tư thêm kiến thức, kỹ năng mà bạn cho là rất cần thiết cho công việc.
4. Quỹ tài chính 10%
Đây là khoản tiết kiệm lâu dài mà hàng tháng nhất định bạn phải đầu tư. Hàng tháng, khi nhận lương về, bạn nên dành ra một khoản tiền là 10%/mức lương của hai vợ chồng rồi tiết kiệm vào lợn đất. Sau mỗi tháng số tiền này sẽ nhân lên. Khi đã có một khoản tiền tương đối, bạn nên gửi ngân hàng vừa để đảm bảo, vừa sinh lời.
Nhiều gia đình thu nhập 20 triệu đồng/tháng cho biết, hàng tháng, cứ nhận lương về việc trước tiên là họ nhét ngay số tiền 2 triệu đồng (ứng với 10% lương) vào heo đất. Chỉ sau một năm, quỹ này lên đến 24 triệu đồng tiết kiệm.
5. Quỹ dự phòng 10%
Hàng tháng nên trích ra một khoản tiền tương đối để phòng trường hợp những thành viên trong gia đình mua thuốc thang, khám chữa bệnh khi ốm đau bệnh tật.
Khoản dự phòng này dùng để trang trải thêm những khoản sinh hoạt phát sinh như mời bạn bè đồng nghiệp tới nhà dùng cơm, người thân ở xa tới, sinh nhật con cái, kỷ niệm các ngày lễ trong năm…
6. Quỹ từ thiện 5%
Đây là tiền phát sinh hàng tháng cho những việc như cưới hỏi, sinh nhật, giỗ chạp, ma chay, thăm hỏi người ốm.
Môt tháng, ít nhất chúng ta cũng phải 2 đến 3 lần được mời dự sinh nhật, đám cưới của người thân, đồng nghiệp, con cái đồng nghiệp. Mỗi lần như vậy ít nhất cũng phải chuẩn bị phong bì mừng. Đó là chưa kể đến những lúc giỗ chạp, thăm nom người ốm.
Nếu một tháng không chi tiêu hết khoản này, bạn có thể tích lũy lại làm vốn để sử dụng trong những kế hoạch sắp tới.
7. Quỹ tích lũy cá nhân 5%
Ngoài những khoản chi tiêu trên, bản thân nên có một quỹ đen để đề phòng cho bản thân. Quỹ này giúp bản thân tự tin, an tâm hơn khi đứng trước những tình huống bất trắc có thể xảy ra trong cuộc sống.
Trung Hiếu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất