7 kinh nghiệm mở cửa hàng bán gạo đắt khách, phụ nữ nên nhớ để 'làm giàu không khó'

7 kinh nghiệm mở cửa hàng bán gạo đắt khách, phụ nữ nên nhớ để 'làm giàu không khó'

Trung Hiếu 2017-05-07 18:00
- Gạo là mặt hàng không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày của mỗi gia đình. Vì vậy khi có một số vốn trong tay, rất nhiều phụ nữ nghĩ đến việc mở đại lí kinh doanh gạo. Dưới đây là một số kinh nghiệm tham khảo để mở cửa hàng, đại lí kinh doanh mặt hàng đắt khách này.

1. Vốn từ 60-100 triệu đồng

Đây là yếu tố đầu tiên của kinh doanh, cho dù bạn muốn kinh doanh mặt hàng nào đi nữa thì việc trước tiên là phải có tiền. Vốn để kinh doanh gạo tùy vào lượng hàng bạn cần lấy. Trước khi tính toán số vốn cần có, bạn nên xác định trước các loại gạo cần bán, giá cả để đảm bảo số vốn bỏ ra không thâm hụt.

Bình quân, vốn để kinh doanh gạo phải có từ 60 đến 100 triệu đồng. Số tiền này đã bao gồm tiền thuê mặt bằng, mua các trang thiết bị cần thiết như thau, kệ đựng gạo, cân, bao bì, bảng hiệu…

 2. Tìm nhà cung cấp gạo ngon, giá hời

Trước khi tìm nhà cung cấp, bạn nên tìm hiểu, khảo sát thị trường, xem giá cả, tính lãi suất. Ưu tiên hàng đầu luôn là giá cả, chất lượng. Nên tham khảo, chọn đại lí, vựa gạo nào có uy tín để hợp tác. Tìm hiểu kỹ các loại gạo đang được khách hàng tin dùng trên thị trường.

Ngoài chất lượng, giá cả, bạn nên chọn nguồn cung ở gần cửa hàng để dễ dàng giao dịch, tiết kiệm chi phí vận chuyển, khi bán ra thị trường mới hi vọng thu lợi nhuận.

Khởi điểm, bạn nên lấy khối lượng vừa đủ cho mỗi chủng loại gạo. Khi đã hút khách, khối lượng này sẽ tăng lên. Tránh lấy quá nhiều, om vốn.

Nếu bạn chủ quan trong yếu tố tìm nguồn cung cấp gạo, bạn rất dễ lấy phải gạo kém chất lượng, giá lại cao, dẫn đến bán không có lãi, mất khách.

 3. Ưu tiên mặt bằng đẹp

Nếu bạn đã có sẵn mặt bằng đẹp thì đó là một lợi thế để tiết kiệm một khoản chi tiêu, không phải lo lắng đến việc chi trả tiền thuê mặt bằng hàng tháng. Nhưng nếu chưa có thì nên dành thời gian khảo sát một số địa điểm có mặt bằng phù hợp để kinh doanh như những nơi đông dân cư, chợ, gần các khu nhà trọ của công nhân.

Mặt bằng không cần phải quá rộng, nhưng phải thoáng, đi lại thuận lợi, không được khuất tầm nhìn để có thể bày bán gạo một cách thoải mái, khách ra vào dễ nhận biết.

 4. Tìm thêm thị trường tiêu thụ

Gạo có ít nhất 10 chủng loại được bày bán quanh năm và một số loại đặc sản được bán theo mùa. Bạn nên tham khảo kỹ để tư vấn cho khách hàng mua một cách hợp lí.

Thị trường bán lẻ là hộ gia đình. Nhưng muốn kinh doanh thuận lợi thì người kinh doanh nên phát triển thị trường bằng cách giới thiệu sản phẩm. Cần đến tận những nơi tiêu thụ chính như quán ăn, nhà hàng, căn tin để giới thiệu, dắt mối bán hàng.

Ngoài ra, bạn nên tiếp cận các cơ sở chế biến bún, phở, hủ tiếu… Vì nguyên liệu làm ra nó là gạo. Những cơ sở sản xuất này luôn nhập gạo với số lượng lớn. Bạn có thể tham khảo, đưa ra giá cả hợp lí, rẻ hơn giá bán lẻ để tạo mối làm ăn.

cửa hàng bán gạo

 5. Chăm sóc khách hàng

Sai lầm lớn trong việc kinh doanh là suy nghĩ mở cửa hàng ra rồi ngồi một chỗ đợi khách tìm đến mua. Thời đại bây giờ khác xưa rất nhiều, cửa hàng gạo mọc như nấm. Nếu không có tính cạnh tranh, bạn sẽ nhanh chóng thất bại.

Muốn bán được hàng, yêu cầu bạn phải có khả năng tiếp thị mặt hàng mình bán. Nếu giới thiệu sản phẩm thành công đến các khách hàng tiềm năng như nhà hàng, khu công nghiệp, hộ gia đình thì khi đó, bạn mới mong bán được nhiều hàng, thu lợi nhuận.

Khi họ đã sử dụng qua sản phẩm của mình, hãy biến họ thành khách hàng ruột bằng cách thường xuyên điện thoại thăm hỏi, lắng nghe nhận xét về chất lượng, giá cả từ phía khách hàng để điều chỉnh cho phù hợp, tạo niềm tin, hợp tác lâu dài.

Giá gạo thị trường luôn biến động, vì vậy bạn cần theo dõi hàng ngày để điều chỉnh giá cả cho phù hợp. Không nên vì lợi nhuận mà bán giá quá cao, cũng không nên vì khách hàng mà phá giá sản phẩm. Bạn cần giữ giá thành ở mức trung bình so với thị trường.

6. Bày gạo bán đẹp mắt

Để hút khách, bạn cần có chút thẩm mỹ khi bày gạo bán. Nên bày ra xô, chậu thau sạch sẽ, đặt lên kệ hình bậc thang từ thấp lên cao. Phía trên mỗi sản phẩm nên có một bảng tên, giá để người mua dễ dàng tham khảo, lựa chọn.

 7. Học cách bảo quản

Gạo là thực phẩm khô, dễ bị ẩm mốc nên cần được bảo quản hợp lí để đảm bảo chất lượng khi đến tay người tiêu dùng. Bạn nên chọn nơi để gạo khô thoáng, không bị thấm, dột khi mưa. Tránh để gạo dưới nền nhà mà phải kê cao ráo.

Trung Hiếu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Gửi người từng phản bội: Chỉ một lần quay đi, anh mãi mãi chẳng có đường quay trở lại!

Đọc nhiều nhất