Mỳ ăn liền - những câu chuyện mà bạn chưa biết
2015-11-05 15:07
- Nếu có cơ hội du lịch đến các nước châu Á và lạc vào “mê cung” mỳ ăn liền nào đó, bạn hãy lưu ý một số mẹo nhỏ sau đây, để chọn cho mình loại mỳ ưng ý nhất.
Tin liên quan
Nhắc đến mỳ ăn liền, người ta nghĩ đến hình ảnh những cô cậu sinh viên thời khó khăn không một đồng xu dính túi, những bữa ăn “tạm bợ” và vội vàng. Mỳ ăn liền chẳng phải cao lương mỹ vị gì, nhưng ai từng đi qua thời sinh viên khốn khó, mới có thể hiểu hết cái giá trị trong từng bữa ăn chỉ toàn mỳ là mỳ ấy. Hình như mỳ ăn liền chỉ có một chỗ đứng duy nhất – trong lòng các cô cậu sinh viên. Nhưng có lẽ ta đã nhầm, mỳ ăn liền còn được yêu mến bởi những chuyên gia đầu bếp có tiếng và dân sành ăn châu Á. Có lẽ đã đến lúc chúng ta cần đánh giá lại sự đóng góp của mỳ ăn liền đối với ẩm thực nhân loại. Có nên chăng?
Năm 1958, một thương gia người Nhật gốc Đài Loan tên là Momofuku Ando đã chế biến ra món mỳ ăn liền. Chứng kiến cảnh nghèo đói đến cùng cực do chiến tranh mang lại đã nhen nhóm trong ông ý tưởng làm ra một món ăn ngon rẻ, ai ai cũng có thể mua được. Không ngờ ngày nay, mỳ ăn liền luôn nằm trong danh sách những mặt hàng kinh doanh có lượng tiêu thụ khổng lồ với khoảng 100 tỷ bát ra mỗi năm.
Ở châu Á, mỳ ăn liền lấy lòng tin người tiêu dùng bằng những quảng cáo có ngôi sao nổi tiếng. Món ăn nhanh gọn này luôn được đặt trang trọng, thậm chí đầu bảng ở menu đồ ăn và được phục vụ hầu hết ở các nhà hàng.
Trong khi đó ở Sydney, một số đầu bếp hàng đầu tại đây không ngại bày tỏ tình yêu đối với mỳ ăn liền. Ông Mitch Orr – bếp trưởng của một nhà hàng tại Sydney khẳng định tình yêu với mỳ ăn liền bằng một câu chắc nịch: “Tôi trưởng thành từ thứ mỳ gói rẻ tiền, cho vào bát và ngâm nước sôi trong 2 phút ấy”. Đối với ông mỳ ăn liền không chỉ là món ăn nuôi sống ông trong những ngày gian khó, mà nó còn đáng nâng niu như một thứ kỷ niệm. “Mẹ tôi thường cho tôi ăn mỳ sống, như một món quà vặt để tôi ngồi im và không quậy phá nữa”. “Sau này khi có dịp đi du lịch châu Á cùng các bạn, tôi được nếm thử nhiều món mỳ ăn liền tại đây, và thực sự nó đã khác trước rất nhiều, đẳng cấp hơn”.
Ben Sears, đầu bếp tại nhà hàng Moon Part cho biết ông ăn mỳ ăn liền ít nhất một tuần một lần. Cũng giống như những người khác, trước đây ông nghĩ mỳ ăn liền chỉ dành cho con nhà nghèo, ít học hoặc những người vô gia cư. Nhưng khi bắt tay vào chế biến món ăn này, ông đã nghĩ khác. “Nếu bạn không phải là người am hiểu ẩm thực Á đông, bạn sẽ không bao giờ có cơ hội được thưởng thức những biến thể mỳ ăn liền đa dạng và chất lượng”, ông nói thêm.
Thai Kee - phố ẩm thực Trung Hoa ở Australia là nơi dành nhiều ưu ái nhất cho các món mỳ ăn liền. Ở đây bạn có thể tìm thấy đủ loại biến tấu đa dạng, từ mỳ khô, mỳ ăn kèm pho mát đến các loại mỳ đậm đà ăn cùng cà ri. Mới đầu nếu chưa ăn quen, chắc bạn sẽ hơi “sốc” đấy.
Nếu có cơ hội du lịch đến các nước châu Á và lạc vào “mê cung” mỳ ăn liền nào đó, bạn hãy lưu ý một số mẹo nhỏ sau đây, để chọn cho mình loại mỳ ưng ý nhất.
Mẹo nhận biết gói mỳ chất lượng
Có lẽ hơi khó để biết mỳ có chất lượng hay không nếu chỉ dựa vào hình dáng bên ngoài. Tuy nhiên bạn có thể hỏi người bán hàng. Loại mỳ ăn liền có nhiều gói gia vị đa dạng bên trong sẽ hấp dẫn và ngon hơn so với loại chỉ có một gói gia vị duy nhất.
Thương hiệu mỳ nào uy tín?
Các thương hiệu mỳ gói từ Đông Nam Á đều khá chất lượng và nên mua. Hai thương hiệu mỳ ăn liền đến từ Thailand’s Mama và Malaysia’s MyKuali cũng được thực khách yêu thích chọn lựa. Nếu đến Hàn Quốc, bạn nên thử mỳ của thương hiệu Nongshim, Ottogi hoặc Paldo. Ngoài ra, thương hiệu mỳ Indomie của Indonesia và Momofuku Ando’s Nissin của Nhật Bản cũng sẽ gây ấn tượng với bạn.
Đánh giá chất lượng mỳ dựa vào đâu?
Mỳ ăn liền đạt chuẩn khi những sợi mỳ không mềm xốp mà có độ dai giòn vừa miệng. Để chế biến được món mỳ ngon như ý, phụ thuộc rất nhiều vào nước luộc. Nước luộc có rất nhiều vị khác nhau, tạo nên những sợi mỳ có cùng hương vị như vị sốt chua cay, vị bò hầm, vị thịt lợn muối, vị cà ri gà…
Mẹo nấu mỳ ăn liền ngon
Nhầm lẫn tai hại mọi người hay mắc phải khi chế biến mỳ ăn liền là cho rằng nó chỉ nên ăn một mình. Để chế biến món mỳ ngon đúng vị, bạn cần coi mỳ ăn liền là một loại phụ liệu. Giống như khi bạn vào siêu thị mua mỳ spaghetti. Mỳ spaghetti ăn không sẽ chán ngắt nhưng nếu được thêm các loại nước sốt, thịt và rau xanh, nó sẽ biến thành một món khác hoàn toàn. Chế biến mỳ gói cũng tương tự như vậy. Hãy thỏa sức sử dụng khả năng sáng tạo của mình với các nguyên liệu, kết hợp chúng với mỳ ăn liền, chắc chắn bạn cũng sẽ điêu luyện như bất cứ đầu bếp lừng danh nào.
Lam Khê
(Theo Congluan)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Chỉ cần thấy 2 dấu hiệu này nên thay pin điện thoại ngay để tránh rước hoạ vào thân