Đừng bỏ quên thực phẩm trong tủ lạnh
Đầu tiên, hãy hiểu rõ vai trò của “tủ lạnh”. Dù giúp chúng ta bảo quản thực phẩm được tươi ngon lâu hơn nhưng tủ lạnh không có chức năng diệt khuẩn. Đông lạnh chỉ làm chậm hoạt động và sự phát triển của vi sinh vật hay vi khuẩn, khiến chúng rơi vào trạng thái “ngủ đông” tạm thời. Khi trở lại nhiệt độ bình thường, chúng sẽ tiếp tục hoạt động. Do đó, bạn luôn nhớ là chỉ làm đông lạnh thực phẩm còn rất tươi, chưa bị hỏng. Và cần lưu ý đến thời hạn sử dụng in trên bao bì.
Trứng tươi: có thể giữ từ 20 -30 ngày nếu để ở nhiệt độ từ 2 đến 10 độ, trứng tươi rất lâu và vẫn giữ được vị ngon. Bạn nên đặt đầu trứng nhỏ lên trên và đầu to xuống dưới. Cách này có thể làm cho lòng đỏ trứng khi bảo quản không bị trôi nổi và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào lòng đỏ trứng.
Trứng nên bảo quản ở nhiệt độ 2-10 độ C, từ 20-30 ngày
Thịt: Những loại thịt tươi sống như thịt bò, thịt heo hay thịt dê, nếu để trong ngăn đá nhiệt độ khoảng -3 độ C thì có thể giữ được từ 2-3 tháng. Tuy nhiên bạn cần làm sạch và đặt vào hộp hay bịch ni lông kín hơi để cất trữ chúng trong ngăn đá. Khi đã rã đông thịt thì bắt buột phải chế biến hết số thịt đã được rã đông, nếu không bạn tiếp tục cho vào đông thịt sẽ bị hư rất nhanh.
Nhiệt độ bảo quản thịt tươi là -3 độ C
Thịt gia cầm: Thường có thể lưu giữ trong ngăn đông của tủ lạnh đến 3 tháng. Tuy nhiên, thời gian đông đá càng dài thì độ tươi ngon của thịt sẽ bị giảm đi đáng kể.
Cá: Do mùi tanh đặc trưng nên khi bảo quản trong tỷ lạnh, bạn phải bao bọc cá thật kỹ bằng nhiều lớp, để tránh lan mùi sang các thực phẩm khác. Ngoài ra, bạn có thể nên luộc cá trước khi cho vào làm đông hoặc giữ lạnh trực tiếp, hoặc pha loãng giấm và đổ trực tiếp lên mình cá để hạn chế được mùi tanh của cá. Cá tươi nên trữ ở nhiệt độ -1 độ C và dùng trong khoảng 1 tuần. Cá đông lạnh ở nhiệt độ -12 độ C thì nên dùng trong 2 tuần.
Trái cây: các bà nội trợ lưu ý nếu gọt vỏ trái cây và cho bảo tủ lạnh cất trữ thì nguy cơ vi khuẩn phát triển sẽ rất cao. Trước khi cất vào tủ lạnh, bạn cần rửa thật sạch lớp vỏ ngoài, để loại bỏ hoàn toàn dư lượng thuốc trừ sâu cũng như các chất bẩn bẩn bám ở bề mặt vỏ. Chỉ nên trữ trái cây trong khoảng 1 tuần với nhiệt độ từ 8-10 độ C.
Rau củ: Không rửa rau quả trước khi cho vào tủ lạnh và chỉ rửa trước khi bỏ ra sơ chế hoặc ăn. Vì quá nhiều độ ẩm trên thực phẩm sẽ gây ra những bất lợi và có thể khiến chúng bị biến màu. Luôn đảm bảo các rau củ nhạy cảm với hóa chất ethylene (như đậu hà lan, cà rốt, ớt) và phát ra mùi hôi (hành củ, hành lá) bằng việc bọc gói riêng biệt khi để trong tủ lạnh. Nhiệt độ thích hợp cho rau của là từ 7-10 độ C và nên dùng trong tuần.
Trước khi cất vào tủ lạnh, bạn cần rửa thật sạch lớp vỏ ngoài, để loại bỏ hoàn toàn dư lượng thuốc trừ sâu cũng như các chất bẩn bẩn bám ở bề mặt vỏ
Lưu ý những thực phẩm đã sơ chế, dùng rồi
Thức ăn thừa: Nên bọc kín bằng màng bọc thực phẩm, bảo quản ở -1oC đến 10OC và dùng trong khoảng 1-2 ngày.
Thịt băm nhuyễn, trứng đã được đánh không được cất trong tủ lạnh quá 3 giờ.
Các món canh, súp không nên để trong tủ lạnh qua 20 giờ.
Đối với các món xào, món kho hoặc món chiên có thể để khoảng 1 đến 2 ngày.
Phô mai cứng: Có thể dùng trong khoảng 3-4 tuần.
Phô mai mềm: Chỉ nên giữ khoảng 1 tuần
Xúc xích: Có thể giữ đến 6 tháng với nhiệt độ 0OC
Theo TTT
Lựa đồ 'chuẩn chỉnh' theo dáng người, giúp nàng nấm lùn, mi nhon cũng mặc đẹp chẳng kém sao hạng A