Trời trở lạnh, học mẹ Vũng Tàu cách làm SIRO RAU CỦ QUẢ trị ho đàm cho con cực hiệu nghiệm
Tin liên quan
Ai làm mẹ cũng luôn muốn có thể dành cho con những thứ tốt đẹp nhất, từ việc cho con ăn, dạy con học, đến việc dành thời gian chơi cùng con dù có bận rộn đến cỡ nào đi nữa. Chị Nguyễn Thị Thanh Tâm (ở Bà Rịa – Vũng Tàu) cũng là một người mẹ như vậy.
Lần đầu làm mẹ, luôn chăm chút con cẩn thận từ giấc ngủ đến sức khỏe hàng ngày, cứ mỗi khi con ho hắng là chị Tâm lại lo lắng, bồn chồn và bất an vô cùng. Mà cứ đưa con đi khám là kiểu gì bác sĩ cũng kê cho loạt thuốc tây từ kháng sinh, kháng viêm khiến con khóc thét, sợ hãi mỗi khi uống. Trong khi đó, tình trạng kháng kháng sinh xảy ra phổ biến khiến chị càng lo lắng, bởi cứ uống thuốc vào là con nôn trớ ra hết.
Nhiều lúc xót con vô cùng nên chị quyết định thay đổi. Thay vì cứ ốm là đưa con đến viện, chị tìm tòi học hỏi các bài thuốc dân gian được các mẹ khác áp dụng thành công và chia sẻ. Lần đầu, thấy con uống có vẻ hợp tác, con không khỏi nhanh nhưng uống vài ba hôm thấy con đỡ hơn, chị mừng lắm. Vậy là chị không còn ái ngại với việc áp dụng cách “cũ mà mới” này nữa.
Bé Nhím nhà chị Tâm hiện đã được 18 tháng, nặng 15kg, rất đáng yêu. Ảnh: NVCC
Chị Tâm chia sẻ: “Mình vốn không phải là người dị ứng với thuốc hay kháng sinh đâu nhưng mình nghĩ, trẻ nhỏ ốm là tốt. Con ốm cần có thời gian để cơ thể con tự đề kháng với các mầm bệnh trước. Mình hỗ trợ bằng thực phẩm tự nhiên một hai hôm nếu không thấy bệnh giảm, chứng tỏ cơ thể bé đang không kháng lại bệnh được. Lúc đó mới cần cho con đi khám bác sĩ. Theo mình, các bệnh như viêm họng kèm sốt là cơ thể đang bị vi khuẩn tấn công mạnh, cần kháng sinh để chữa. Các bệnh như viêm tiểu phế quản, 90% trẻ nào cũng sẽ bị, nếu không dùng kháng sinh sẽ rất nguy hiểm khi trở nặng tới phổi. Tuy nhiên, con mới ho hắng, sổ mũi nhẹ thì mẹ hãy bình tĩnh, áp dụng các bài thuốc dân gian đã”.
Với suy nghĩ đó, chị Tâm đã học hỏi được rất nhiều bài thuốc trị các “bệnh vặt” cho con. Dưới đây là ba bài thuốc chị thường áp dụng:
Bài thuốc 1:
Trị ho bằng lê hấp táo đỏ, kỷ tử
Nguyên liệu:
- 1 quả Lê hàn.
- 3 quả táo đỏ hữu cơ
- 1 ít kỷ tử hữu cơ
- 1 xíu muối hồng hữu cơ (dùng cho bé trên 1 tuổi)
- Đường phèn hoặc mật ong (dùng mật ong khi bé trên 1 tuổi).
Cách làm:
- Khoét ruột quả lê. Bỏ hạt đem xay hoặc ép lấy nước.
- Kỷ tử, táo đỏ ngâm nước ấm trước 15p.
Theo chị Tâm, sở dĩ chị áp dụng bài thuốc này trị ho cho con vì chị tìm hiểu được biết, lê có vị ngọt, tính mát, hơi chua, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho, dưỡng huyết, nhuận trường, tiêu độc…, dùng chữa các bệnh thuộc nhiệt, sốt do bệnh phổi, đờm nhiều, viêm họng, viêm khí phế quản… Lê là thức ăn quý đứng đầu trăm quả (bách quả chi tông) về tư âm nhuận táo, thanh nhiệt tiêu đờm, chữa chủ yếu gần hết các bệnh ở bộ máy hô hấp. Trong khi đó, mật ong được xem là khánh sinh tự nhiên có khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh. Từ xa xưa, người ta đã biết ứng dụng mật ong trong các bài thuốc chữa trị các chứng viêm nhiễm, đặc biệt rất hiệu quả khi điều trị các bệnh lý về đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng, viêm mũi dị ứng… Còn táo đỏ lại có tác dụng thải độc tốt trong gan và đặc biệt là tăng protein huyết thanh cho cơ thể.
Bài thuốc 2:
Siro trị ho từ hẹ, gừng, quất, húng chanh
Chuẩn bị
- Lá hẹ: chứa saponin có tác dụng tiêu đờm.
- Gừng: có tính ấm và kháng viêm, kháng nấm.
- Quất (hay còn gọi là tắc): có tác dụng làm long đờm, giảm ho.
- Húng chanh: có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn.
- Mật ong: có nhiều antioxidant có tính diệt khuẩn.
Cách làm:
- Rửa sạch tất cả với muối.
- Thái nhỏ toàn bộ nguyên liệu.
- Thêm mật ong và đường phèn vào.
- Bọc giấy bạc hoặc khăn sữa lên để tránh hơi nước rơi vào làm loãng dung dịch.
- Hấp càng lâu càng tốt đến khi mùi tinh dầu bay ra thơm thì có thể dừng lại.
- Cất trong lọ thủy tinh hoặc sứ để ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
- Khi nào bé uống lấy ra 1 ít để nguội rồi cho bé dùng các mom nhé.
Lưu ý: Trẻ dưới 1 tuổi không nên sử dụng mật ong, nên thay bằng đường phèn.
Bài thuốc 3:
Ngừa cảm cúm bằng nghệ, mật ong
Lưu ý: Nghệ là một loại gia vị có tính kháng viêm mạnh nhờ rất giàu chất curcumin kích hoạt tế bào T- tế bào chính để tăng cường hệ thống miễn dịch. Đây là một trong những thực phẩm tăng cường miễn dịch tốt nhất cho cảm lạnh và cảm cúm.
Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ việc sử dụng củ nghệ tươi chưa tách dầu sẽ rất nóng, không tốt cho hệ tiêu hóa, thận, gan. Do vậy chỉ nên sử dụng tinh bột nghệ kết hợp với mật ong để phát huy hết công dụng của curcumin trong nghệ.
Cách dùng:
- 1 thìa cà phê tinh bột nghệ + 1 thìa cà phê mật ong + 200ml nước ấm hòa tan. Cho bé uống trước khi ngủ 30 phút.
Bài thuốc 4:
Trà táo đỏ, kỷ tử hạt chia thanh nhiệt, trị táo bón
Nguyên liệu:
- Táo hữu cơ
- Kỉ tử hữu cơ
- Hạt chia hữu cơ.
- Đường phèn không tẩy.
Cách làm:
- Táo cắt lát mỏng.
- Cho táo, kỉ tử, đường phèn, nước lọc vào hấp cách thủy 20p tính từ khi nước sôi.
- Để nguội cho hạt chia vào ngâm cho nở rồi cho bé uống nhé.
Trên đây là một số bài thuốc tự nhiên chị Thanh Tâm chia sẻ giúp trị các bệnh trẻ nhỏ hay mắc phải, chúc các mẹ làm thành công!
Thùy Linh
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất