Trí nhớ tử cung thực sự tồn tại nên đừng cười nhạo vì trẻ kể lại chuyện khi còn nằm trong bụng mẹ

Trí nhớ tử cung thực sự tồn tại nên đừng cười nhạo vì trẻ kể lại chuyện khi còn nằm trong bụng mẹ

2020-10-02 06:01
- Nhiều trẻ lên 2-3 tuổi có thể kể lại những điều mình đã cảm nhận hay nghe thấy khi còn nằm trong bụng mẹ. Những em bé này được cho là có trí nhớ tử cung.

Những điều cần biết về trí nhớ tử cung

Một nhà khoa học thần kinh tên là Chuan Mingchi ở Nhật Bản đã tiến hành một cuộc thí nghiệm và nghiên cứu 1.200 trẻ em khoảng 4 tuổi và phát hiện ra rằng 30% trẻ em có thể kể lại những ký ức của chúng khi còn nằm trong bụng mẹ, và 21% trong số đó có thể nhớ rất rõ cảm giác của mình khi được sinh ra.

Trí nhớ tử cung thực sự tồn tại nên đừng cười nhạo vì trẻ kể lại chuyện khi còn nằm trong bụng mẹ

Ở độ tuổi khi trẻ được 2 đến 3 tuổi là lúc có thể diễn đạt ngôn ngữ và nhớ lại những kí ức trong tử cung tốt nhất. Nhưng khi lớn lên trẻ sẽ quên mất những điều này, được gọi là chứng hay quên thời thơ ấu.

Vì vậy, trí nhớ trong tử cung của trẻ cũng cho thấy trẻ có những suy nghĩ riêng trong giai đoạn trước khi sinh, và là cha mẹ, cần nắm bắt thời kỳ đặc biệt của trẻ để giáo dục trước khi sinh, có thể đạt được hiệu quả gấp bội.

Con có trí nhớ tử cung, làm cách nào để mẹ tận dụng tốt?

Câu trả lời chính là giáo dục trước sinh cho trẻ. Điều này nghĩa là mẹ tạo ra những thói quen, sinh hoạt tốt ngay từ lúc mang thai để bé có thể tập theo ngay từ khi trong bụng mẹ.

Giữa mẹ và con có một sợi dây liên kết vô hình. Khi còn nằm trong bụng mẹ, tâm trạng của người mẹ ảnh hưởng nhiều đến đứa con. Nếu mẹ giữ tâm trạng luôn thoải mái, vui tươi trong lúc mang thai thì đứa con sinh ra tự khắc cũng cười nói nhiều hơn, tính cách vui vẻ hơn.

Trí nhớ tử cung thực sự tồn tại nên đừng cười nhạo vì trẻ kể lại chuyện khi còn nằm trong bụng mẹ

Mẹ cũng có thể đọc cho con nghe những câu chuyện thú vị, có ích hơn cho việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ của trẻ sau khi sinh ra. Nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều em bé vẫn nhớ được giọng mẹ, giọng bố khi đọc truyện và nhận ra câu chuyện quen thuộc hay được nghe trong lúc vẫn còn nằm trong bụng mẹ.

Việc mẹ sinh hoạt điều độ, khoa học khi mang thai cũng ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học và là cách giáo dục trước sinh hiệu quả với em bé trong bụng. Ví dụ, mẹ thức dậy đúng giờ mỗi sáng và nói lời chào với con, đi ngủ đúng giờ mỗi tối và chúc bé ngủ ngon, như vậy trẻ cũng sẽ hình thành thói quen sinh hoạt đều đặn, nhận biết thời gian tốt hơn sau khi sinh.

Moon/Theo Sohu

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


7 bài tập đơn giản giúp Solar (MAMAMOO) có được cơ bụng số 11 đốt mắt

Đọc nhiều nhất