Trẻ nhỏ mùa này hay bị cảm lắm, mẹ học mấy mẹo này để con khỏe, chẳng phải uống viên thuốc nào nhé!

Trẻ nhỏ mùa này hay bị cảm lắm, mẹ học mấy mẹo này để con khỏe, chẳng phải uống viên thuốc nào nhé!

Quỳnh Trang 2020-10-19 13:01
- Việc trẻ em hay bị cảm sốt do thay đổi thời tiết là vấn đề làm nhiều mẹ lo lắng.

Mùa thu đông là khoảng thời gian có tỷ lệ trẻ mặc bệnh đường hô hấp trên cao. Bởi vì đường hô hấp của trẻ đang phát triển, niêm mạc khí quản chưa phát triển hoàn thiện, lông mao của phổi còn thưa thớt không thuận lợi cho việc đào thải bụi bẩn, vi khuẩn, chất nhờn. Do đó, trẻ rất dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, viêm phế quản.

Bác sĩ trực tuyến: Wang Yan, bệnh viện Nhân dân trực thuộc Đại học Y học Cổ truyền Trung Quốc sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên và cách phòng ngừa các bệnh này.

Nhiễm trùng đường hô hấp trên là gì?

Viêm đường hô hấp trên hay còn gọi là cảm cúm bao gồm viêm mũi cấp, viêm họng cấp, viêm amidan cấp,… Các triệu chứng trên có thể xảy ra đơn lẻ hoặc cùng lúc.

Biến chứng do viêm đường hô hấp trên có thể là: viêm xoang, viêm tai giữa, áp xe amidan, viêm phế quản, viêm phổi, bệnh hen cấp.

Viêm mũi có phải là bệnh viêm đường hô hấp trên không?

Viêm mũi cấp tính là một loại nhiễm trùng đường hô hấp trên. Các triệu chứng chính của nó là chảy nước mũi, nghẹt mũi và hắt hơi. Sổ mũi chủ yếu xuất hiện ở giai đoạn đầu, đôi khi kèm theo sốt nhẹ, mệt mỏi, khó chịu và các triệu chứng khác. Khi viêm mũi cấp tính tái phát, bội nhiễm vi khuẩn hoặc điều trị không triệt để sẽ dẫn đến viêm mũi mãn tính.

Bác sĩ nhắc nhở: cảm lạnh tái phát dễ dẫn đến viêm mũi mãn tính, phụ huynh cần cho con đi khám và điều trị kịp thời.

Trẻ nhỏ mùa này hay bị cảm lắm, mẹ học mấy mẹo này để con khỏe, chẳng phải uống viên thuốc nào nhé!

Nếu trẻ bị viêm đường hô hấp trên thì có cần dùng kháng sinh không?

90% nhiễm trùng đường hô hấp trên là nhiễm vi rút và chỉ cần điều trị triệu chứng mà không cần dùng kháng sinh. Trong thời kỳ khởi phát, trẻ bị nhiễm trùng thì cần dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sỹ.

Bé 6 tháng tuổi ho khò khè về đêm nhưng ban ngày không ho nhiều, cách điều trị như thế nào?

Có thể xảy ra hai trường hợp: Ho về đêm kèm theo thở khò khè có thể do viêm phế quản thở khò khè; ho về đêm có đờm trong cổ họng và không ho vào ban ngày, có thể do dịch mũi chảy ngược. Cha mẹ phải đưa bé đến bệnh viện để chẩn đoán thì mới được kê đơn thuốc phù hợp.

Trẻ nhỏ mùa này hay bị cảm lắm, mẹ học mấy mẹo này để con khỏe, chẳng phải uống viên thuốc nào nhé!

Phòng chống nhiễm trùng đường hô hấp

Chú ý vệ sinh

Phụ huynh cần giữ gìn vệ sinh môi trường trong nhà, đảm bảo không khí lưu thông, duy trì nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, khử trùng quần áo giường bệnh kịp thời để ngăn ngừa mầm bệnh lây lan. Trong gia đình, người lớn mắc bệnh cần tránh tiếp xúc với trẻ em khỏe mạnh. Bạn cũng cần hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng cá nhân, trang phục.

Tập thể dục

Tập thể dục có lợi cho việc tăng cường thể lực của trẻ và nâng cao khả năng phòng chống bệnh tật. Ngoài việc khuyến khích trẻ tập thể dục thể thao, mẹ nên cho bé tắm nắng, hít thở không khí trong lành để nâng cao sức đề kháng và khả năng thích ứng với môi trường bên ngoài. 

Mặc ấm và mặc lạnh phù hợp

Một số mẹ thích mặc cho con thật ấm khi trời trở lạnh vì sợ con bị lạnh. Trên thực tế, để phòng bệnh viêm đường hô hấp trên cho trẻ, mẹ nên nâng cao sức đề kháng cho bé và cho bé mặc quần áo phù hợp.

Nguyên tắc khi mặc quần áo là sờ vào lòng bàn tay và gáy của bé, nếu 3 chỗ này không lạnh có nghĩa là bé đã mặc đầy đủ quần áo.

Trẻ nhỏ mùa này hay bị cảm lắm, mẹ học mấy mẹo này để con khỏe, chẳng phải uống viên thuốc nào nhé!

Tiêm phòng theo kế hoạch

Tiêm phòng cúm là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh cúm. Tiêm phòng có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cúm và các biến chứng nghiêm trọng.

- Trẻ em 6 tuổi-8 tuổi: Cần tiêm 2 liều cho lần tiêm chủng đầu tiên (cách nhau ≥ 4 tuần)

- Trẻ em> 8 tuổi: chỉ cần 1 liều

- Khuyến cáo người già, trẻ em, phụ nữ có thai, bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, nhân viên y tế và các nhóm nguy cơ cao mắc cúm cần được ưu tiên tiêm phòng cúm hàng năm.

- Không đến những nơi công cộng để giảm nguy cơ lây nhiễm

Xông hơi bằng giấm có thể được sử dụng để khử trùng không khí và ngăn ngừa cảm lạnh.

Chế độ ăn uống hợp lý

Bạn cần cho bé ăn chế độ ăn uống phong phú giàu đạm và vitamin. Hãy cho trẻ ăn, uống nhiều sữa, trứng, thịt nạc, cá và các sản phẩm từ đậu nành để bổ sung năng lượng tiêu hao và nâng cao chức năng miễn dịch.

Quỳnh Trang/Theo Sohu

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


5 cặp cung hoàng đạo này chính là một nửa hoàn hảo của nhau

Đọc nhiều nhất