Trầm cảm trước sinh: triệu chứng gây ảnh hưởng đến cả mẹ bầu lẫn thai nhi trong những tuần cuối
Tin liên quan
Vào cuối thai kỳ, cơ thể mẹ trở nên nặng nề, ăn ngủ không ngon, sẽ rất dễ hình thành triệu chứng tâm lý lo âu quá mức. Đừng nghĩ “sắp đẻ nên lo lắng” là bình thường. Lo ấu quá mức sẽ gây ảnh hưởng đến bé trong bụng, thậm chí kéo theo hiện tượng “nghén lại”, nghĩa là mẹ sẽ bị nôn ói giống như mấy tháng đầu. Nôn ói nghiêm trọng có thể gây sinh non, sinh khó, bé sơ sinh bị khó thở và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.
1. Biểu hiện của “trầm cảm trước sinh”
Người mẹ thường không thể tự nhận ra những triệu chứng của trầm cảm trước sinh, vì vậy, người cha cần phải quan sát tỉ mỉ, kịp thời phát hiện những dấu hiệu trầm cảm của mẹ. Những dấu hiệu cần quan sát là:
Ngủ không ngon, mất ngủ
Mẹ có thể ngủ không ngon, ngủ không sâu, hay tỉnh dậy đi tiểu, có thể thường xuyên nằm mơ và bị ảnh hưởng bởi những gì mơ thấy (lo lắng, hay suy diễn,…). Ban ngày thì mẹ lại mệt mỏi, lo lắng chứ cũng không nằm ngủ được.
Những sở thích bất thường
Không phải cứ ủ dột, than thở thì mới là trầm cảm, mà ngay cả những hoạt động như mua sắm, vui vẻ cũng có thể là dấu hiệu đáng quan tâm. Nếu như mẹ bỗng nhiên mua sắm quá độ, không cần dùng cũng mua và khi đi mua sắm thì trở nên vui vẻ, sảng khoái hết sức thì cũng là một dấu hiệu bất thường.
Mẹ không chịu ở một mình
Mẹ cũng có thể trở nên rất yếu đuối, ý lại vào người khác, lúc nào cũng muốn có người ở bên cạnh chăm sóc, không chịu được cảm giác ở một mình. Nếu phải ở một mình thì mẹ có thể lo lắng, hay lên mạng tìm người nói chuyện mới thấy an toàn.
2. Nguyên nhân khiến mẹ hay lo lắng
Có rất nhiều nguyên nhân khiến các mẹ bầu lo lắng.
Sự biến đổi của các nội tiết trong cơ thể khiến tâm trạng mẹ bầu không ổn định, luôn thấy khó chịu, không thoải mái. Đây là điều mà mẹ bầu nào cũng gặp phải. Để giảm bớt tác động của sự biến đổi nội tiết, mẹ hãy cố gắng thư giãn, tập yoga và thiền để điều hòa cơ thể. Mẹ cũng có thể dành thời gian đi spa.
Mẹ còn có nỗi lo lắng bé yêu trong bụng không khỏe mạnh, bị dị tật hoặc có căn bệnh nào đó. Do thực tế ngày càng nhiều trường hợp em bé trong bụng mẹ có những nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, nguyên nhân là do lối sống không lành mạnh, đồ ăn thức uống không sạch nên các mẹ bầu luôn có nỗi lo lắng như vậy. Để giảm bớt những nguy cơ ấy, khi biết mình đã có thai, mẹ cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh, kiêng cữ khoa học, hợp lý.
Mẹ còn có nỗi lo sợ chuyện… đi đẻ. Ai mà không sợ đi đẻ, dù là đã sinh đến lần thứ mấy rồi. Sinh nở là một quá trình mệt mỏi, nhiều diễn biến bất ngờ và mỗi bất trắc dù nhỏ nhất cũng có thể làm cho mẹ và bé bị ảnh hưởng rất nhiều. Để giảm bớt nỗi lo lắng này, mẹ hãy tham gia những lớp tiền sản, trang bị kiến thức để khi chuyển dạ sẽ chủ động phối hợp với bác sĩ.
Mẹ còn lo lắng sau khi sinh con cuộc sống sẽ ra sao, công việc của mình có tiếp tục được không, điều kiện kinh tế có đảm đương nổi cho em bé không,…
3. Giải tỏa tâm lý trầm cảm trước sinh cho mẹ
Nếu mẹ có những biểu hiện trầm cảm sắp sinh, thì những người trong gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ trầm cảm trước sinh và sau sinh cho mẹ. Người cha hãy kiên trì dành thời gian lắng nghe những tâm sự của mẹ, an ủi và động viên mẹ kịp thời.
Cha cũng hãy giúp mẹ trang bị kiến thức sinh sản cho đúng, không bị ảnh hưởng bởi những thông tin không đúng, không khoa học. Cha cũng hãy giúp mẹ hướng tới những hoạt động có lợi cho sức khỏe như nghe nhạc, đan lát, đi bộ, đi gặp gỡ bạn bè,… không nên đóng cửa ở nhà cả ngày, chỉ nằm và nghĩ linh tinh.
Càng đến gần thời gian sinh nở, cha càng cần dành nhiều thời gian cho mẹ để làm chỗ dựa tinh thần cho cả hai mẹ con.
Theo Bé yêu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất