Thường xuyên mớm cơm cho con, bé 5 tuổi mang khuẩn gây 70% ung thư dạ dày

Thường xuyên mớm cơm cho con, bé 5 tuổi mang khuẩn gây 70% ung thư dạ dày

2019-08-16 17:10
- Gia đình vô cùng bất ngờ khi bác sĩ thông báo con bị viêm loét dạ dày nặng, dương tính với vi khuẩn HP.

Bé B.G.B. (5 tuổi ở Sơn Dương, Tuyên Quang) được chuyển đến bệnh viện đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ trong tình trạng đau bụng từng cơn, ợ hơi chua, ăn uống kém. Tại đây, các bác sĩ chỉ định cho nội soi dạ dày gây mê. Kết quả nội cho thấy hình ảnh viêm, xung huyết, phình vị viêm xung huyết, rớm máu và dương tính với vi khuẩn HP. 

Mẹ bé B. chia sẻ, trước đó con hay đau bụng âm ỉ kèm theo ợ hơi liên tục, kéo dài khoảng 1 tuần, đến khi con đau nhiều mới đưa đến bệnh viện. Hiện gia đình đang rất bất ngờ khi nhận được kết quả từ bác sĩ vì không nghĩ con trai nhỏ tuổi như vậy lại bị viêm loét dạ dày. 

 Kết quả xét nghiệm của bé B. 

“Trong nhà em chưa có ai đi nội soi dạ dày và chưa từng xét nghiệm bao giờ nên không biết có ai bị nhiễm vi khuẩn HP hay không”, mẹ bé nói thêm. Tuy nhiên, từ khi còn nhỏ bé B. thường xuyên được bà và mẹ mớm cơm cho đến khi con có thể ăn thành thạo. 

Các bác sĩ chẩn đoán, có lẽ vì thói quen mớm cơm cho bé chính là nguyên nhân khiến cháu B. bị nhiễm vi khuẩn HP. Vì khi trẻ ăn cơm mớm, thức ăn dễ tiêu hóa hơn, vì nó đã được nghiền nát và có men tiêu hóa của người nhai (men tiêu hóa có trong nước bọt) trước khi trẻ ăn, nếu người lớn có bệnh gì cũng dễ dàng lây qua cho trẻ. 

Thực tế, mớm cơm cho trẻ là thói quen thiếu vệ sinh nhưng lại khá phổ biến, đặc biệt là những gia đình có người già vì họ luôn giữ quan niệm “ngày xưa mẹ cũng mớm cho mày, mày vẫn sống khỏe, tại sao bây giờ lại không được”. Lý do được đưa ra là khi trẻ ăn cơm mớm, thức ăn dễ tiêu hóa hơn, từ đó giúp trẻ phát triển tốt hơn. 

Ngoài thói quen nhai mớm cơm cho trẻ, một số mẹ còn phạm phải những thói quen sai lầm dưới đây: 

 Cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước lọc 

Lâu nay, các bà các mẹ vẫn hay thường có thói quen cho trẻ sơ sinh uống nước lọc tráng miệng và sạch lưỡi. Vì quan niệm nước lọc lành, lại giúp bé đỡ táo bón nên một số chị em cho con uống “vô tội vạ” mà không hề biết rằng, trẻ sơ sinh uống nước lọc sẽ để lại rất nhiều hệ lụy. 

Theo các chuyên gia, tốt nhất là không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước. Ở giai đoạn này, sữa mẹ và sữa bột là nguồn dưỡng chất cần thiết nhất cho trẻ. Mẹ nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó bắt đầu ăn bổ sung và tiếp tục cho bú mẹ đến ít nhất 24 tháng tuổi. 

Sau 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho con uống thêm nước trắng, nhưng chỉ với số lượng khoảng 59-118 ml mỗi ngày. Sau 12 tháng, có thể cho bé uống hỗn hợp đồ uống ít đường trong chế độ ăn của trẻ cùng với nước bao gồm trái cây tươi và hoa quả. 

Nếu các mẹ không lưu ý mà vẫn cho trẻ uống quá nhiều nước lọc trong giai đoạn này có thể khiến trẻ còi xương, chậm lớn; nhiễm độc nước, gây co giật, thậm chí hôn mê… 

 Vừa cho con ăn vừa uống nước 

Nhiều cha mẹ có thói quen cho bé ăn một thìa cháo một thìa nước để con ăn cho nhanh, tránh tình trạng ngậm thức ăn trong miệng. 

Thói quen này sẽ hình thành thói quen quán tính cho trẻ là cứ cần có nước mới nuốt trôi thức ăn, không thiết lập được phản xạ nhai nuốt. Ngoài ra, thức ăn nguyên miếng chưa được nhai nghiền đã trôi tuột theo nước xuống dạ dày sẽ gây quá tải cho hệ tiêu hóa còn non nớt của bé.   

The Webtretho

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Phụ nữ càng mạnh mẽ càng đáng thương

Đọc nhiều nhất