Thai nhi đạp và những sự thật hầu hết các mẹ bầu đều không ngờ tới

Thai nhi đạp và những sự thật hầu hết các mẹ bầu đều không ngờ tới

2017-08-04 18:06
- Ngay sau tuần thứ 9, thai nhi đã bắt đầu đạp và mẹ có thể dựa vào tần suất đạp của con để xác định xem con có đang khỏe mạnh hay không.

 Cảm giác kỳ diệu mỗi lần con đạp là những kỷ niệm mẹ bầu không thể nào quên. Đây chính là một trong những cách giao tiếp giữa mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, cú đạp của bé còn chứa đựng nhiều sự thật thú vị khác.  

Bé đạp là dấu hiệu đang phát triển tốt  

Một cú đạp là dấu hiệu đầu tiên chứng tỏ thai nhi có sức khỏe và sự phát triển tốt. Những lần đạp chính là lúc bé đang hoạt động. Trên thực tế thì bé không chỉ đạp mà còn có rất nhiều hoạt động khác như nấc, quơ tay, quay người, lộn nhào… Khi em bé có những chuyển động đầu tiên của thai kì, mẹ sẽ cảm nhận được sự rung động và cảm giác như có tiếng sột soạt trong bụng mình.  

 

Bé đạp để phản ứng với môi trường bên ngoài  

Đạp cũng là cách để bé thích ứng với sự thay đổi nhất định từ môi trường. Em bé di chuyển, quay người hoặc kéo duỗi tay chân để đáp ứng với một số kích thích bên ngoài như tiếng ồn hoặc thức ăn mà mẹ tiêu thụ. Những cú đạp của bé hoàn toàn là sự phát triển bình thường nên mẹ không phải lo lắng gì về điều đó.  

Mẹ nằm nghiêng về bên trái, bé sẽ đạp nhiều hơn  

Khi nằm nghiêng bên trái, mẹ sẽ cảm thấy thai nhi đạp nhiều hơn bình thường. Điều đó là do, nằm ở tư thế này sẽ làm tăng lượng máu và dinh dưỡng cung cấp cho bé. Do đó, bé sẽ phải hoạt động nhiều hơn để thích ứng với sự trao đổi này.  

Hơn nữa, theo nghiên cứu thì nằm nghiêng sang bên trái là tư thế ngủ tốt nhất cho thai nhi để tránh tử cung chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới làm giảm lượng máu về tim, gây giảm lưu lượng tim, đồng thời cũng làm giảm hiện tượng phù tay, chân cho mẹ. 

Bé sẽ đạp nhiều hơn sau khi mẹ ăn  

Thông thường, một em bé khỏe mạnh sẽ đạp khoảng 15 đến 20 lần trong một ngày nhưng mẹ sẽ cảm nhận được bé đạp nhiều hơn sau mỗi bữa ăn. Như đã giải thích ở trên, đó là do bé đang thích ứng với những thức ăn từ bên ngoài đưa vào và tiếp thu những dinh dưỡng mẹ mới cung cấp.  

Ngay sau tuần thứ 9, bé đã bắt đầu đạp  

Trên thực tế, thai nhi bắt đầu đạp ngay sau tuần thứ 9 của thai kì. Tuy nhiên, những chuyển động đầu tiên của bé chỉ được phát hiện khi siêu âm, bác sĩ sẽ cho mẹ những nhận xét về sự phát triển của thai nhi . Khoảng tuần thứ 18, 19 của thai kì, mẹ mới có thể cảm nhận được khi bé đạp, cũng có nhiều mẹ cảm nhận được sự chuyển động của con từ rất sớm khi mới ở tuần thứ 13. Và đến sau tuần thứ 24, các mẹ sẽ cảm nhận được bé đạp thường xuyên hơn.  

 

Đột nhiên đạp ít hơn, có thể bé đang không ổn 

 

Sau tuần thứ 28 của thai kì, các bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ cách theo dõi sức khỏe của bé bằng việc đếm số lần đạp của con. Một số mẹ cho rằng các bé gái ngoan ngoãn, ít nghịch thì sẽ ít đạp hơn. Tuy nhiên, việc bé giảm số lần đạp có thể là do bé không được cung cấp đủ dinh dưỡng, oxy hoặc lượng đường của mẹ giảm. Nếu em bé không đạp trong hơn 1 tiếng đồng hồ mặc dù mẹ vẫn ăn uống đều đặn và đầy đủ thì đó là một vấn đề cần quan tâm. Khi đó, mẹ hãy thử uống một ly nước lạnh hoặc đi bộ xung quanh xem bé có phản ứng không. Nếu không có dấu hiệu gì của việc bé chuyển động thì mẹ nên đến gặp bác sĩ để được siêu âm, xét nghiệm tìm ra nguyên nhân.   

Sau 36 tuần, bé sẽ đạp ít hơn  

Đôi khi, bé cần được nghỉ ngơi trong tử cung của người mẹ một thời gian, miễn là thời gian đó không vượt quá 40 -50 phút. Ở tuần thứ 36 của thai kì, mẹ có thể cảm nhận bé giảm số lần đạp, điều này là do trọng lượng của bé ngày càng tăng, vì vậy không gian trong bụng mẹ trở nên chật hẹp. 

Theo Vân Anh/Khampha.vn

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


"Phù phép" chân to như củ cải thành thon dài như siêu mẫu với 5 bài tập đơn giản, tập ngay tại nhà

Đọc nhiều nhất