SỰ THẬT về giấc ngủ trưa của trẻ: Bé có ảnh hưởng trí não nếu không ngủ?
Tin liên quan
Không ngủ trưa có phải sẽ khiến trí não của trẻ yếu kém hay không?
Suy nghĩ về việc trí não của trẻ sẽ không phát triển nếu trẻ ít hoặc thậm chí không ngủ trưa là không khoa học thực tế chưa có bất cứ nghiên cứu nào chứng minh điều này. Thậm chí các nhà khoa học của chúng ta chính là những người có thói quen ngủ rất ít, nhưng họ vẫn có một bộ óc tuyệt vời được chứng minh bằng các cống hiến từ xưa nay.
Song, trên thực tế thì giấc ngủ trưa thật sự có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển bộ não của trẻ.
Trẻ từ 0 đến 1 tuổi do các chức năng trong cơ thể đều đang trong giai đoạn phát triển nhanh và mạnh mẽ. Ăn uống ngủ chiếm hầu hết thời gian và nếu trẻ sinh hoạt đều đặn như thế thì sẽ trưởng thành và phát triển tối ưu.
Trẻ từ 1 đến 2 tuổi, tốc độ sinh trưởng giảm dần. Lúc này, trẻ sẽ không còn thích ngủ nhiều nữa mà bắt đầu hiếu động hơn. Trẻ vô cùng hứng thú với thế giới bên ngoài, thích tìm tòi khám phá để thỏa mãn lòng hiếu kỳ của mình. Nếu trẻ tỏ ra “sung sức”, không muốn ngủ nhiều, đặc biệt là giảm hẳn giấc ngủ trưa, thậm chí có nhiều trẻ không còn ngủ trưa như lúc sơ sinh, thì bạn cũng không cần quá lo lắng, chỉ cần trẻ vẫn ăn uống và khỏe mạnh, không khóc quấy bất thường thì chứng tỏ trẻ vẫn đang phát triển tốt.
Ngủ trưa không làm giảm trí lực nhưng nó vẫn đóng vai trò cực kỳ quan trọng với trẻ
Bạn không cần ép trẻ phải ngủ trưa thật nhiều nhưng cũng nên nhẹ nhàng khuyến khích và tập cho trẻ thói quen nghỉ ngơi giữa trưa để trẻ phát triển tốt nhất. Tuy rằng nói cho dù trẻ không ngủ trưa thì trí não vẫn có thể phát triển bình thường, nhưng chúng ta vẫn không thể phủ định nhiều lợi ích mà giấc ngủ trưa đem lại cho trẻ.
Tăng cường trí nhớ
Khả năng ghi nhớ của trẻ trong 1 tháng tuổi còn rất hạn chế, trẻ không thể ghi nhớ những chuyện trong thời gian quá dài. Trong khi đó, giấc ngủ trưa có thể giúp não bộ của trẻ được thư giãn trong ngày, có thể củng cố những thông tin mà trẻ thu nhận được trong cả buổi sáng.
Nâng cao hệ miễn dịch
Ngủ trưa có thể giải tỏa mệt mỏi sau những hoạt động buổi sáng của trẻ, và quan trọng nhất chính là tăng cường sức miễn dịch cho trẻ. Khi cơ thể được nghỉ ngơi trong từng giai đoạn của một ngày thì chức năng của các cơ quan trong cơ thể cũng được thư giãn, phục hồi năng lượng và phòng ngừa bệnh tật.
Cải thiện tâm trạng
Những trẻ ngủ không đủ giấc, đặc biệt là thiếu đi giấc ngủ trưa thường có tâm trạng dễ căng thẳng, khóc quấy, khó chịu. Vì vậy, dù chỉ là thời gian ngắn nhưng bạn vẫn nên tập cho bé ngủ trưa.
Làm sao để trẻ dễ ngủ trưa hơn?
Tạo thói quen cho trẻ
Mỗi ngày vào thời gian cố định, có thể từ 12h-14h, bạn nên để trẻ biết lúc này cần phải ngủ trưa. Bạn có thể kéo rèm cửa để giảm bớt ánh sáng phòng, rửa mặt và tay chân cho trẻ thư giãn, thay quần áo mới và dỗ dành trẻ nằm xuống giường nhẹ nhàng.
Nếu trẻ không chịu ngủ, bạn có thể ở bên cạnh hát ru hoặc mở nhạc nhẹ để trẻ dần dần chìm vào giấc ngủ. Ban đầu bạn có thể đưa ra phần thưởng khi trẻ ngủ trưa thật ngoan, từ từ trẻ sẽ hình thành thói quen ngủ đúng giờ mà không cần nhắc nhở.
Vỗ về tâm trạng của trẻ trước khi ngủ
Nhiều trẻ khi đã nằm trên giường vẫn vô cùng hưng phấn và không muốn ngủ. Lúc này, mẹ nên học cách vỗ về tâm trạng của trẻ, tạo cho trẻ cảm giác dễ chịu, an tâm để dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Đừng cho trẻ ăn cơm quá no
Nếu bữa ăn bạn cho trẻ ăn quá no thì rất khó để trẻ ngủ trưa ngon giấc. Tốt nhất, bạn nên tạo thói quen để trẻ ăn no khoảng 7 – 8 phần là được. Nếu sau khi ngủ trưa dậy mà trẻ cảm thấy đói, bạn có thể cho trẻ ăn thêm ít điểm tâm để bổ sung năng lượng.
Thiên Khuê
Nguồn: Pcbaby, Stnn
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất