“Soi” nguy cơ "vỡ kế hoạch" của 14 biện pháp TRÁNH THAI các mẹ đang bảo nhau áp dụng
Tin liên quan
“Tránh thai bằng phương pháp nào” luôn là câu hỏi khiến các chị em phải đau đầu. Đặc biệt là với các mẹ bỉm sữa bởi cả hai vợ chồng đã quen có 9 tháng mang bầu “thả cửa”, không phải nghĩ cách tránh thai.
Sau sinh, chị em bỗng dưng cảm thấy tránh thai thật khó! Có người ông xã không hợp tác dùng “ba con sâu”, có người không thích hợp đặt vòng, uống thuốc lại “não cá vàng” hay quên và trở thành bà bầu ngoài ý muốn.
Hãy cùng bác sĩ Lê Tiểu My, Khoa Sản, Bệnh viện Mỹ Đức (TP.HCM) cân nhắc về các nguy cơ thất bại của các phương pháp tránh thai hiện có nhé!
1. Vòng tránh thai
Dụng cụ tử cung vòng chữ T là một dụng cụ nhỏ hình chữ “T” đặt vào tử cung, có thể có tác dụng đến 10 năm. Tỷ lệ có thai khi sử dụng vòng T là 0,8%.
Vòng tránh thai có thể bị tuột khi sử dụng. Ảnh minh họa.
Ngoài ra có vòng có chứa Levonorgestrel. Cũng tương tự như vòng “T”, vòng này được đặt vào lòng tử cung và tiết một lượng nhỏ progestin mỗi ngày. Tỷ lệ thất bại là 0,1 - 0,2%
2. Cấy que
Que nhỏ đặt dưới da, thường là ở cánh tay. Que này chứa nội tiết, có thể sử dụng đến 3 năm. Khả năng thất bại 0,01% - 0,05%.
Que cấy tránh thai hiện được cho là biện pháp tránh thai hiện đại, tỷ lệ thất bại rất nhỏ. Ảnh minh họa.
3. Thuốc tiêm tránh thai
Tiêm 3 tháng một lần, khả năng thất bại từ 4 – 6%.
Không ít chị em lo lắng nếu tiêm thuốc tránh thai không hợp thì làm thế nào để loại bỏ thuốc ra khỏi cơ thể? Ảnh minh họa.
4. Thuốc viên ngừa thai phối hợp uống hàng ngày
Khả năng thất bại khoảng 7-9%. Chủ yếu vì lý do quên uống thuốc. Thuốc viên ngừa thai chỉ có progestin cũng có khả năng thất bại khoảng 7-9%
5. Miếng dán ngừa thai
Miếng dán thường dán da vùng bụng, thất bại khoảng 7 – 9%.
6. Vòng đặt âm đạo
Loại vòng này tiết ra nội tiết progestin và estrogen.
Cách dùng đặt trong âm đạo 3 tuần, lấy ra 01 tuần trong khi kinh nguyệt, sau đó đặt vòng mới. Tỷ lệ thất bại khoảng 7%.
7. Mũ chụp âm đạo
Đặt mũ trước khi “lâm trận” nhằm bọc cổ tử cung lại không cho tinh trùng xâm nhập vào tử cung.
Tỷ lệ thất bại khá cao, khoảng 17%
8. Bao cao su (nam/nữ)
Tỷ lệ thất bại ở bao cao su nữ cao hơn bao cao su nam 21%.
9. Thuốc diệt tinh trùng
Thuốc có nhiều dạng như gel, cream, phim…đặt vào âm đạo trước sinh hoạt tình dục khoảng 1 giờ và lấy ra sau 6-8 giờ, thất bại khoảng 21%.
10. Canh ngày giao hợp:
Rất nhiều chị em áp dụng “chiêu” đếm ngày này. Đặc biệt là ở phụ nữ có chu kỳ kinh đều, tính khoảng thời gian có thể rụng trứng để kiêng giao hợp.
Canh ngày giao hợp dễ khiến chị em "vỡ kế hoạch". Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, khả năng thất bại có thể lên đến 23%.
11. Xuất tinh ngoài âm đạo
Phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào cái đầu tỉnh táo trong giây phút thăng hoa của ông xã. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, kể cả khi chưa “xuất binh” thì vẫn có tinh binh lọt vào trong âm đạo của chị em và từ đó vẫn có thai ngoài ý muốn với tỷ lệ 4-22%.
12. Ngừa thai trong thời gian vô kinh khi con bú mẹ hoàn toàn
Phương pháp này áp dụng khoảng dưới 6 tháng sau sinh. Tuy nhiên, không ít chị em đã phát khóc vì có thai lúc nào mà không hề biết khi áp dụng phương pháp này.
13. Ngừa thai khẩn cấp
Đúng như tên gọi, chỉ sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, không thể là phương pháp áp dụng thường xuyên.
Thực tế vẫn có nhiều chị em uống thuốc ngừa thai khẩn cấp mà vẫn có thai như thường.
14. Ngừa thai vĩnh viễn
Đây là phương pháp thắt ống dẫn trứng (nữ) hay ống dẫn tinh (nam). Thắt ống dẫn trứng thất bại khoảng 0,5%, thắt ống dẫn tinh thất bại khoảng 0,15%.
Theo bác sĩ Tiểu My, không có phương pháp nào an toàn tuyệt đối nên có thai ngoài ý muốn cứ xảy ra. “Khả năng thất bại của các phương pháp ngừa thai còn tăng lên trong dịp đầu năm do cặp vợ chồng vui xuân quá đà, ông xã uống rượu, bia...không kiểm soát, hoặc bận rộn quá quên uống thuốc, quên ngày kinh, chưa kể các sự cố như tuột, rách bao cao su”, bác sĩ Lê Tiểu My cảnh báo.
Thu Hà
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất