Sau 2 lần được mẹ TẮM GỪNG, con đang SỔ MŨI đặc sệt, ho sù sụ suốt đêm đã KHỎI NGAY, suốt mùa đông không tái phát mà da dẻ còn TRẮNG HỒNG, hết ngứa

Sau 2 lần được mẹ TẮM GỪNG, con đang SỔ MŨI đặc sệt, ho sù sụ suốt đêm đã KHỎI NGAY, suốt mùa đông không tái phát mà da dẻ còn TRẮNG HỒNG, hết ngứa

2018-01-16 11:57
- Tít nhà em đợt này trộm vía khỏe re các mẹ ạ. Vì em mới học được phương pháp của 1 chị chia sẻ trên facebook, thấy chị ấy bảo, đây là hướng dẫn của Lương y Phạm Như Tá (Nguyên Giáo viên ĐH Y dược TP HCM) các mẹ ạ.

Dạo trước con em cứ thời tiết thay đổi, trở lạnh 1 cái là cứ bị ho, sổ mũi mãi không khỏi. Có những đợt ròng rã cả tháng trời, mũi cứ xanh lè lè, mà ho đầy đờm, nghe sốt cả ruột. Thấy con ốm, nên em cũng không dám tắm cho con, có khi cả tuần chỉ có lau người bằng nước ấm rồi thay quần áo. Nhưng làm như vậy là không đúng đâu các mẹ nhé.

Kiêng tắm cho con khi con ốm quá lâu, việc này không những con chẳng khỏi nhanh hơn mà còn khiến bệnh thêm trầm trọng ý do vi khuẩn trên da không được làm sạch. Từ lúc em học được cách này của chị ấy, em không còn sợ tắm cho con vào mùa đông, nhất là khi con đang ho hắng nữa.

Em chia sẻ cho các mẹ có con nhỏ cũng đang bị ho, sổ mũi ròng rã cả tháng không khỏi cùng biết nhé:

1. Cách chữa ho dai dẳng, đờm mũi

Các mẹ cố gắng chịu khó ngày làm ít nhất 1 lần trước khi cho con đi ngủ, trong 3-5 ngày theo cách này nhé. Em đảm bảo con đang ho sẽ khỏi hẳn bệnh luôn.

Cách làm đơn giản lắm ạ! Các mẹ mua giúp em 50g gừng chọn củ thật già, gọt vỏ và rửa sạch, sau đó cho gừng vào cối giã nhỏ với 1 ít muối hột, nấu chung với 1 lít nước. Khi nước sôi thì để lửa nhỏ, đun trong 5-10 phút để gừng ra hết các chất, sau đó thì tắt bếp đi, mở vung ra cho nước nguội bớt.

Trước khi đi ngủ, các mẹ đổ nước gừng ấm vừa đun ra chậu và ngâm chân cho con, vừa ngâm vừa massage gan bàn chân, nhất là ở vị trí huyệt dũng tuyền. Cách xác định vị trí huyệt dũng tuyền như sau: Các mẹ co bàn chân và các ngón chân lại, sẽ thấy chỗ lõm xuất hiện ở 1/3 trước gan bàn chân chính, ấy chính là vị trí của Huyệt. Huyệt này có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giúp trị dứt các cơn ho cho con.

Cách massage như sau: Các mẹ dùng ngón tay cái, tì lên mu bàn chân của con, các ngón còn lại bóp và xoa nhẹ vào gan bàn chân và huyệt dũng tuyền, sau đó massage dọc từ gót chân lên gần ngón chân. Các mẹ có thể dùng cả bã gừng để chà vào lòng bàn chân của con nhé.

Khi nước hết ấm, mẹ thấm khô và lau sạch chân con. Sau đó dùng dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp nhẹ nhàng xoa cho con vào lòng bàn chân và đi tất lại.

2. Cách tắm bằng nước gừng phòng và trị cảm cho con

Dùng nước gừng tắm cho con là 1 liệu pháp thiên nhiên vừa an toàn, vừa làm sạch da, vừa giúp giữ ấm cho con vào mùa đông và phòng ngừa, điều trị các bệnh như sốt, ho, cảm… Chỉ cần mẹ sử dụng với 1 lượng gừng vừa phải, pha nước vừa đủ ấm để tắm cho con, thì con sẽ rất nhanh khỏi.

Trẻ mới chớm ốm, mẹ có thể tắm cho con mỗi ngày, còn để phòng bệnh có thể tắm tuần 2-3 lần . Thời gian tắm vào mùa đông nên vào tầm 10 giờ – 11 giờ trưa, hoặc 2-3 giờ chiều, không nên tắm cho con muộn quá.

Trộm vía, từ lúc em tắm gừng cho con, chẳng thấy Tít sổ mũi hay ho hắng gì nữa cả. Tắm bằng gừng giúp trẻ giữ ấm phổi, cơ thể luôn ấm áp phòng bệnh rất tốt, giúp con lưu thông máu, cung cấp oxy nhanh chóng đến các cơ quan trong cơ thể vì gừng nhiều kẽm, crom, magie…

Cách thực hiện: Các mẹ chuẩn bị 2-3 nhánh gừng già, rửa sạch, sau đó giã thật nhuyễn. Cho gừng ra bát rồi đổ nước sôi vào ngâm, hãm nước trong vòng 15 phút cho tinh dầu gừng hòa tan hết vào nước ấm. Cuối cùng, cho gừng vào chậu tắm của con và pha thêm nước để nước vừa ấm. Thời gian tắm cho con chỉ trong vòng 5 phút, sau đó các mẹ cần lau khô người và mặc quần áo đủ ấm cho con ngay.

Còn hôm nào con cảm, đang sốt, các mẹ có thể áp dụng cách sau: Gừng và xả đập dập, cho vào nồi nấu nước, nấu sôi lên chừng 10 phút cho tinh dầu ngấm hết ra nước rồi chuẩn bị chăn to chùm, xông cho con. Mẹ ôm con, chùm chăn, rồi hé dần vung nồi cho hơi nóng tỏa ra vừa ấm cho con. Cởi dần đồ của con và xông cho con chừng 5-7 phút. Các triệu chứng của con sẽ khỏi dứt ngay.

Trong khi tắm, các mẹ cần chú ý:

– Cách này có thể áp dụng được cho cả trẻ sơ sinh các mẹ nhé.

– Các mẹ cần chú ý xem con có bị dị ứng hay mẫn cảm với gừng không nhé.

– Nước tắm phải luôn được kiểm tra nhiệt độ, không được nóng quá hay lạnh quá mà phải đủ ấm. Có thể lấy cùi chỏ/ khuỷu tay để kiểm tra nhiệt độ nước hoặc thận trọng hơn có thể dùng nhiệt kế đo độ nước;

– Tắm cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ phải chọn nơi không có gió lùa;

– Tắm cho trẻ nên tắm nhanh, chỉ từ 5-10 phút;

– Lau khô từng phần cho trẻ và quấn khăn thật nhanh. Mặc quần áo sạch sẽ ngay khi mẹ đã tắm xong.

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Nguồn ST

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Hot girl quê Cà Mau, từng làm kẻ thứ ba gia nhập hội dao kéo 'tất tần tật'

Đọc nhiều nhất